Hôm nay,  

Nỗi Lo Của Ngư Dân

22/01/200800:00:00(Xem: 3304)

Bạn,

Theo báo SGGP, vào những tuần lễ giáp Tết, trong khi người lao động thuộc nhiều ngành nghề khác tất bật vào mùa vụ cuối năm để đón một mùa xuân mới với bao hy vọng, thì những ngư dân đánh bắt xa bờ tại vùng biển của nhiều địa phương đang khốn đốn phải chạy mượn nợ, chuẩn bị cho chuyến ra khơi với nhiều nỗi lo phía trước. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này tại một làng biển thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên qua đoạn ký sự như sau.

Tại làng biển phường 6, thành phố Tuy Hòa hiện có gần 100 chiếc ghe đánh bắt xa bờ nhưng 95% số chủ ghe phải lao đao vì nợ trong suốt năm qua. Anh Mười, nhà ở phường 6, than thở: "Hôm cuối tháng 12 tôi phải vay ngân hàng 60 triệu đồng để chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Ghe vừa ngấp nghé ngoài khơi đã nhận tin áp thấp nhiệt đới phải tức tốc chạy vào biển Sông Cầu tránh gió. Mất mười ngày tránh gió, còn phải lo ăn lo uống, coi như tiêu tan".

Suốt một năm qua, nhiều gia đình phải chuyển sang sống bằng nghề đánh bắt gần bờ. Đánh bắt gần cũng phải cần tiền để sắm ghe máy nhỏ, chiếc tốt cũng mất 7-8 triệu đồng, loại thường cũng mất 4 - 5 triệu nên việc chuyển nghề cũng không đơn giản.

Hùng (quê  Hòa Xuân, Tuy Hòa) làm bạn biển cho ghe ông Tư Hên, buồn bã nói: "Em làm bạn biển mấy năm nay ở đây, hết ghe này đến ghe khác nhưng chưa thấy năm nào biển đói như năm nay. Nhờ bà chị cho mượn tiền sắm chiếc ghe nhỏ này đi thả lưới gần bờ để kiếm cá ăn qua ngày là mừng lắm rồi". Tại làng biển này, ngày nào cũng vậy chủ nợ liên tục canh ngày canh đêm để đòi nợ. Theo tìm hiểu, những chủ nợ phần lớn là người bán dầu, bán đá lạnh, bán gạo... Một chuyến đánh bắt ngoài khơi xa kéo dài từ hai mươi ngày đến một tháng phải hao tổn đến hàng chục triệu đồng. Như gia đình ông Tư Thìn phải mang chiếc Dylan của thằng con trai đi cầm 40 triệu, bà Sáu Ù mang giấy tờ nhà cầm cố người quen...

Lo cho chuyến ra khơi xong vẫn chưa yên, bao nhiêu nỗi lo chồng chất hằn sâu trên khuôn mặt những ngư dân khốn khó. "Tết này nhiều ngư dân phải đón tết trên biển vì giai đoạn này bắt đầu một mùa vụ mới, nếu chuyến này thành công thì coi như suôn sẻ suốt năm". Ông Tư Thìn nói. Thời điểm này thanh niên trai tráng trong làng đã và đang chuẩn bị ra khơi, có việc cần đàn ông làm kiếm đỏ con mắt.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, có tiền ra khơi đã khó, tìm ngư dân đi  biển càng khó hơn do thời gian qua biển đói, nhiều ngư dân đã chuyển sang nhiều ngành nghề khác hoặc đi đến các làng biển Phan Thiết, Quy Nhơn, Đại Lãnh... tìm việc.  Và khi phóng viên rời cảng cá cũng là lúc ngư dân đang hối hả tập kết vận chuyển gạo, mì gói, nước uống, đá lạnh để ướp cá... để chuẩn bị ra khơi vào trưa hôm sau. Hàng chục con người làm việc hăng say nhưng hầu hết trong số họ vẫn canh cánh nỗi lo của chuyến đánh bắt này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.