Hôm nay,  

Buôn Bán Tro Kiếm Sống

23/11/201000:00:00(Xem: 3511)

Buôn Bán Tro Kiếm Sống
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn huyện Chợ Mới  tỉnh An Giang, nằm bên bờ sông xuồng ghe tấp nập, có một ngôi làng có hơn 100 nóc nhà luôn phủ mờ khói bụi. Cảnh giao dịch chóng vánh, không cò kè thêm bớt diễn ra hằng ngày với hàng hóa chỉ toàn là tro. Đó là làng Trà Thôn, xã Long Điền B mà đa số cư dân làng này đã kiếm sống qua ngày bằng buôn bán tro như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Đến xóm Trà Thôn ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, phóng viên ngỡ ngàng như đi lạc vào thế giới toàn tro bụi. Dọc vệ đường, trên bến dưới thuyền, trong nhà ngoài sân..., đâu đâu cũng chất đầy tro. Hơn 30 năm nay, người dân Trà Thôn đã biến thứ bỏ đi như tro tàn trở thành hàng hóa để buôn bán, sinh sống. Trong màn sương lạnh của buổi sáng tinh mơ ở Trà Thôn, thấp thoáng bóng dáng những phụ nữ với đôi tay trần lem luốc đang hốt từng nắm tro. Lường xong một bao đầy, một phụ nữ tên Hương nhìn  phóng viên, mời: "Tro ngứa đây, mua đi chú!" Nghe lạ, phóng viên hỏi lại. Chị bảo đó là tro từ những đám cháy rừng. "Nhưng sao lại ngứa"", phóng viên vẫn thắc mắc. Chị Hương cười: "Vì nó ngứa"! Chỉ những đống tro lô nhô như các quả đồi dọc hai bờ sông, chị Hương giải thích: "Người ta thu mua sau những vụ cháy rừng mùa nắng. Tro ở đây có nhiều loại, chủ yếu là tro ngứa, tro rơm và tro trấu. Trong đó, tro ngứa có giá nhất vì được dùng để trộn với các loại tro khác bán cho nhà vườn bón cây. Ai làm chủ được vựa tro ngứa xem như "đại gia". Đa số dân nghèo như chúng tôi chỉ làm thuê hoặc đi hốt tro về bán lại cho các vựa".


 Chị Hương cho biết mỗi chuyến đi hốt tro (thu mua) khoảng 10 ngày mới đầy một ghe dưới 10 tấn, về bán lại cho thương lái ở Trà Thôn với giá 400 - 500 đồng/kg, trừ chi phí còn lời hơn 1 triệu đồng. Nghỉ ngơi vài ngày lại tiếp tục chuyến khác, cứ thế các ghe nhỏ đi hốt tro quanh năm. Chị Hương kể: "Nghề này gian nan, vất vả lắm vì phải dãi nắng dầm mưa, khuân vác tro... Tuy nhiên, nhờ hốt tro mấy năm nay mà vợ chồng tôi đã cất được ngôi nhà tươm tất, lại không sợ thiếu tiền cho con ăn học, không như trước đây làm mướn quần quật vẫn không đủ ăn".
Bạn,
Cũng theo  báo Người Lao Động, vì mưu sinh, nhiều người ở Trà Thôn hằng ngày phải tiếp xúc trực tiếp, hít thở với bụi tro nhưng họ khẳng định không gặp vấn đề gì. Ông Nguyễn Văn Bi, người có nửa cuộc đời sống bằng nghề hốt tro, cho biết: "Ngày nào tôi cũng hít bụi tro đầy mũi, khi khó chịu thì khạc ra đen ngòm nhưng chưa từng phải đi bác sĩ bao giờ". Báo NLĐ nêu ra trường hợp  cụ Lê Văn Dữ, người có thâm niên nhất trong nghề mua bán tro, cũng quả quyết: "Cũng từng có người làm tro chết vì bệnh phổi hay viêm phế quản nhưng hầu như đó là người nghiện thuốc lá nặng".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.