Hôm nay,  

Dân Đảo Trong Đại Hạn

19/07/201000:00:00(Xem: 2425)

Dân Đảo Trong Đại Hạn

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, trong gần 2 tháng qua, các tỉnh miền Trung hứng chịu cơn đại hạn kéo dài. Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, hạn hán không chỉ diễn ra gay gắt ở các huyện đồng bằng, miền núi, mà ở huyện đảo Lý Sơn, cư dân khốn đốn vì nắng hạn. Tại nhiều xã của huyện đảo này, cư dân trông chờ các ghe tàu chở nước từ thị trấn huyện lỵ, và nguồn nước này cũng cạn kiệt. Báo Lao Động ghi nhận về thảm trạng này qua bản tin như sau.
Tại đảo Bé (xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)  bị hạn hán nặng, chưa có năm nào như năm nay, nắng xuyên qua một  tháng mà không có lấy một giọt mưa nào rơi trên đảo Bé. Nắng hạn đến mức có cảm giác như khối bêtông nơi cầu cảng của đảo muốn cong vênh lên. Những con bò, đàn dê, con lợn trong chuồng lần lượt đội nón ra đi vì nước ngọt dành cho người mà còn thiếu trước hụt sau, lấy đâu ra nước cho đàn gia súc trong lúc dầu sôi lửa bỏng này.
Với 150 mét khối nước dự trữ trong "nhà kho" của xã An Bình mà đem phân phối cho 500 người ở đây, thật chẳng khác nào mang muối bỏ bể! Vì vậy, đảo Bé, đã chính thức phát tín hiệu S.O.S, khiến uỷ ban huyện Lý Sơn phải vào cuộc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bô lão ở Lý Sơn, nếu trong tháng này mà trời không mưa, S.O.S không chỉ dành cho đảo Bé mà cả với đảo Lớn nữa. Do đó, việc vận chuyển nước ngọt cho đảo Bé trong những ngày qua được xem như những giọt nước cuối cùng cho những nỗ lực "cứu" hòn đảo này vậy.


Trước khi nhận số nước "cấp cứu" từ đảo Lớn, mấy ngày qua người dân đảo Bé cũng đã mót vét những giọt nước cuối cùng ngay trong từng bể chứa của họ. Chưa thấy ở đâu mà nước ngọt đã thành một thứ xa xỉ như ở đảo Bé này. Đã từng trải qua nhiều mùa hạn hán, song những cụ già của đảo vẫn không thể hiểu vì sao năm nay thời tiết lại khắc nghiệt đến vậy với xã An Bình. Lâu nay nhiều người quan niệm rằng, thước đo của sự giàu - nghèo trên đảo chính là quy mô từng bể nước của mỗi gia đình. Nhà có to thì mới xây bể lớn để hứng nước trời, nhà nào nhỏ thì xây bể bé, chỉ đủ dùng trong vài tháng rồi dài cổ mong mưa. Thế mà năm nay, bất luận giàu hay nghèo, bể to hay bể nhỏ, tất cả đều ngửa cổ kêu trời.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, đỉnh hạn đã quét qua 13 hécta đất của xã An Bình dành để trồng hành, biến chúng thành bãi cát không một chút xanh của cỏ dại, khiến đám trẻ con trên đảo cũng phải ngại ngần, không dám liều mình mang bóng nhựa ra đó để "thư dãn" mỗi chiều như trước đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.