Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Quốc Lộ Sạt Lở

07/04/201000:00:00(Xem: 2488)

Dân Khổ Vì Quốc Lộ Sạt Lở

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong hơn 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh An Giang,  Quốc lộ 91 đã liên tục bị sạt lở. Vụ sạt lở đầu tiên xảy vào chiều 27-2, khiến một đoạn dài hơn 60 m của Quốc lộ 91 chạy dọc bờ sông Hậu bị lở mất chân, ăn vào đất liền đến 7m. Đến ngày 12-3, thêm một vụ sạt lở nghiêm trọng tiếp tục xảy ra tại khu vực này làm con lộ bị mất gần phân nửa và 2 nhà dân bị cuốn trôi. Chỉ khi đó, các cơ quan chức năng mới tìm biện pháp ngăn chận.  Việc đầu tiên là nắn con đường vào sâu bên trong 3 m để xe cộ tiếp tục lưu thông. Công tác hồi phục giao thông tiến hành thì bất ngờ sáng 22-3, cả đoạn đường bị đổ sập. Và kể từ ngày đó đến nay, người dân sống dọc theo Quốc lộ 1 vô cùng khốn đốn như ghi nhận của báo SGGP qua bản tin như sau.
Kể từ khi quốc lộ 91 bị sạt lở nghiêm trọng, Sở  Giao thông Vận tải tỉnh An Giang đã phân tuyến cho xe khách, xe tải chạy theo tỉnh lộ 941đi hướng Tri Tôn. Tuy nhiên, khi qua tỉnh lộ này, hành khách gặp nhiều phiền toái. Mỗi khi gặp cầu yếu khách lại phải lần lượt xuống để xe chạy không tải qua cầu.


Những xe chở hàng hóa từ Cần Thơ, TPSG, Long Xuyên lên Châu Đốc, Tịnh Biên đi theo tỉnh lộ này cũng phải chấp nhận tăng bo vài lần. Việc chạy vòng theo tỉnh lộ 941 còn xa hơn tuyến QL91 đến 50km. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải ngưng chạy tuyến từ các nơi khác lên Châu Đốc, Tịnh Biên và ngược lại vì lỗ tiền dầu.
Vụ sạt lở  Quốc lộ 91 ngay thời  gian vào mùa lễ hội Vía Bà khiến ngành du lịch An Giang bị thiệt hại nặng nề.   Ngành văn hóa -du lịch tỉnh cho biết: "Những ngày qua khách du lịch về An Giang giảm hẳn vì rất nhiều công ty lữ hành ở TPSG và các tỉnh đồng loạt hủy chuyến. Nếu QL91 khắc phục chậm thì thiệt hại càng lớn". Lượng khách  thăm vắng nên tại các chợ biên giới cũng lâm vào cảnh ế ẩm.
Trưởng ban quản lý chợ biên giới Tịnh Biên Đào Văn Bé cho biết: "Đặc điểm của chợ biên giới này là bán chủ yếu cho khách từ các tỉnh đến. Do vậy, từ khi tuyến  Quốc lộ1 bị sạt lở, lượng khách đến mua sắm đã giảm phân nửa so với những ngày trước đó".
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời 1 nữ tiểu thương tên là Kiều, chủ gian hàng bán mỹ phẩm ở chợ này cho biết: "Chưa bao giờ lại ế như mấy ngày rồi. Cả khu chợ chỉ biết chờ Quốc lộ 91 sớm trở lại như cũ để còn làm ăn".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.