Hôm nay,  

Nạn Ô Nhiễm Môi Trường

04/04/201000:00:00(Xem: 2847)

Nạn Ô Nhiễm Môi Trường

Bạn,
Theo báo Sài Gòn dẫn nguồn tin từ Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, 80% trường hợp bệnh tật ở  VN  là do tiếp xúc nguồn nước bị ô nhiễm. Riêng tại Sài Gòn, từ năm 2007, Sở Y tế  thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai chương trình nghiên cứu về tác hại của ô nhiễm không khí tại Sài Gòn lên sức khỏe của người dân, và  các chuyên viên đã lên tiếng báo động về tác hại của nạn ô nhiễm môi trường. Báo SGGP ghi nhận về  thực  trạng ô nhiễm môi trường tại SG qua bản tin như sau
Năm  2008, một nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ hộ gia đình có người bị ung thư với việc ô nhiễm kênh rạch tại khu vực phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân TPSG nhưng kết quả không đi đến đâu. Cho đến nay, khi Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, việc ô nhiễm đã và đang là nguyên nhân chính gây bệnh, thực sự vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên rất nguy hiểm.
Cục Quản lý tài nguyên nước đã thống kê các căn bệnh người dân thường mắc phải từ nạn ô nhiễm môi trường là bệnh tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy...


Từ năm 2005, nhiều chuyên gia môi trường và y tế đã nhiều lần cảnh báo, nguyên nhân phát sinh các căn bệnh trên và lây lan thành các đợt dịch trong cộng đồng một phần xuất phát từ việc nước thải tại các bệnh viện chưa qua xử lý, xả thẳng vào môi trường. Nước thải bệnh viện lưu chứa rất nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy...
Nguồn nước thải này chảy ra sông ngòi, kênh rạch rồi thông qua chuỗi cung ứng thực phẩm vào lại cơ thể người và gây ra bệnh. Nhưng bất chấp những lời cảnh báo trên, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục bình chân như vại. Mặt khác, cơ quan chức năng thừa nhận rằng "bó tay" không xử lý được các bệnh viện vi phạm môi trường.
Bạn,
Cũng theo SGGP, thành phố Sài Gòn là một trong những địa phương tập trung đông bệnh viện lớn của cả VN. Nhiều bệnh viện được xây dựng từ lâu nên chưa đầu tư hệ thống "xử lý nước thải" hoặc có nhưng không bảo đảm  "công suất xử lý" do số lượng bệnh nhân tăng nhanh. Nếu áp dụng các biện pháp theo nghị định xử phạt mới, các bệnh viện sẽ bị cấm hoặc buộc tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện. Do đó, các cơ quan chức năng thường áp dụng hình thức xử phạt hành chính, kèm theo yêu cầu: sớm đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống "xử lý nước thải" mà thôi. Nếu các cơ quan chức năng chưa tìm ra biện pháp  nào hiệu quả hơn, người dân sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh tật vì phải sống chung với ô nhiễm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.