Hôm nay,  

Dân Xóm Nghèo Xin Nước

07/03/201000:00:00(Xem: 2677)

Dân Xóm Nghèo Xin Nước

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có một xóm nghèo ở ấp Thanh Trung, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành,  đã nhiều năm nay, cư dân  xóm  này sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Họ tắm giặt, vệ sinh... bằng nước trên dòng kênh vốn đã ô nhiễm bởi xác mì, phân gà vịt. Cuộc sống hàng ngày của họ ngoài chuyện kiếm miếng cơm manh áo còn phải lo đi xin nước  chở về dùng. Sống ở khu vực này, từng giọt nước sạch đối với họ quý như cơm gạo. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Trong ký ức tuổi thơ của Lý Thị Hồng Nhung, 24 tuổi sống gần cầu Gò Chai là những tháng ngày bươn bả chèo ghe vượt sông Vàm Cỏ Đông qua xã Long Vĩnh xin nước. Từng lít nước xin về được đánh đổi bằng mồ hôi, nên gia đình Nhung chỉ để nấu cơm và uống. Đến khi nhà nước xây dựng cầu Gò Chai và đường 786 thì chuyện đi xin nước dễ dàng hơn nhưng cũng phải mỗi ngày ba bận đi về.


Khổ nhất có thể nói đến gia đình chị Lý Thị Lan. Nhà có tám người chen chúc nhau trong căn nhà sàn chưa đầy 15m2, một nửa căn nhà doi ra kênh, một nửa nằm trên hành lang đường 786. Chị Lan cho biết, dù nhà nghèo nhưng phải mua nước lọc với giá 10 ngàn đồng/bình để uống, trung bình ba ngày là hết một bình. Tất tần tật còn lại đều dùng nước kênh sau khi đã lóng phèn.Ông Trương Thanh Bình, trưởng ấp Thanh Trung, xã Thanh Điền cho biết: Khu vực này không có nước sạch từ trước năm 1975. Vì điều kiện sống quá khó khăn nên nhiều người bỏ đi, đến nay chỉ còn khoảng 30 gia đình với trên 150 người. Khu này trước đây là ruộng rộc, phèn nặng, khoan giếng sâu 20m vẫn có phèn.
Mặc dù ấp Thanh Trung được ngành chức năng xây cho trạm cấp nước sạch, nhưng do trạm cách xa khu vực "khát nước" đến gần 2km nên rất khó để người dân đi lấy nước. Rất may là từ năm 2000, gia đình bà Bùi Thị Hải đến mở cây xăng giữa cánh đồng, ngay trung tâm khu vực "khát nước" rồi xây dựng hệ thống lọc nước và bơm miễn phí cho  dân trong xóm Tuy nhiên, xin hoài cũng ngại nên người dân chỉ lấy đủ nước để nấu cơm (một số hộ để uống), còn tắm giặt, rửa ráy vẫn phải dùng nước kênh.
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị  ghi nhận rằng  theo  viên trưởng ấp , vì cứ nghĩ đã có nước từ gia đình bà chủ cây xăng nên chưa bao giờ ấp đề đạt vấn đề này với  ủy ban  hành chính  cấp trên. Còn những  gia đình nơi đây thì nói rằng từ trước tới giờ họ chưa một lần đi họp nên cũng không biết trình bày vấn đề này lên cơ quan chức năng như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.