Hôm nay,  

Tan Hoang 1 Miền Núi

14/01/201000:00:00(Xem: 2389)

Tan Hoang 1 Miền Núi

Bạn,
Trong cơn bão số 9 tràn vào VN  vào cuối tháng 9  và đầu tháng 10 năm vưà qua, nhiều tỉnh của miền Trung và Tây Nguyên bị tàn phá nặng nề. Riêng tại tỉnh Kontum,địa phương bị thiệt hại nặng nhất là huyện Tu Mơ Rông, vùng  bão rốn lũ kinh hoàng trăm năm có một nơi cực bắc Tây Nguyên. Và đã hơn ba tháng qua, khu vực này vẫn hoang tàn, cuộc sống người dân vô cùng khó khăn như ghi nhận của báo Tiền Phong qua đoạn ký sự như sau.
Trên đường về xã Ngọc Yêu tận cùng phía đông huyện, giữa lưng chừng con dốc cao nơi làng Long Cho, có một cái trang thờ mới toanh thoảng mùi nhang khói tưởng vọng 4 công nhân cầu đường không kịp thoát thân. Nơi đầu xã, làng Tam Rin như những tổ chim câu lửng lơ trên lưng chừng triền đồi chen lẫn với những mảng núi sụt lở đỏ hoang hoác.
Từ Đăk Na cực tây sang Ngọc Yêu cực đông, 11 xã của Tu Mơ Rông, không một xã nào còn nguyên vẹn như xưa. Với một huyện vùng xa vùng sâu đặc biệt khó khăn, lại mới vừa "sinh sau đẻ muộn" (tách lập chưa đầy 5 năm), kinh tế thuần nông, không kể đất rẫy, đã có trên 1,300 héc-ta ruộng nước bị bão lũ "ăn" mất, toàn bộ công trình thủy lợi thủy nông, nước sạch nông thôn... bị phá hủy hoàn toàn, hệ thống điện lưới chưa khắc phục được v.v... thì Tu Mơ Rông gần như đang trở lại "thời kỳ đồ đá"! Nhan nhản dọc các trục đường vừa được treo lên nhiều biển báo mới toanh "Đường sạt lở nguy hiểm", "Coi chừng sạt lở", "Khu vực lũ quét" v.v... Những cột cây số lật đổ ngả nghiêng... Những bờ sông bãi suối từng nhóm người hì hụi cưa xẻ tận thu gỗ rừng trôi tấp. Có người nói:  Trận lũ này đã tạo nên một nghề mới là nghề khai thác gỗ trên... sông! Mới hay "rừng chảy máu" là như thế nào! Xa xót quá!


Phóng viên ngỡ ngàng, ngẩn ngơ giữa một Tu Mơ Rông vướng vất nét buồn vương khắc khoải. Tâm trạng ấy rất dễ bắt gặp nơi từng nét mặt người dân... Thầy giáo Lê Văn Hoàng, Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Ngọc Yêu  than: "Bão lũ không những cuốn trôi của cải và con người ở đây mà còn... cuốn luôn cả cái Dự án của trường chúng tôi". Nhìn cảnh  dân làng, giáo viên, học sinh nội trú bán trú... ở các làng các xã lội bộ lên xuống những con dốc đứng của những dòng suối hun hút dưới sâu lấy từng can nước mang về dùng tiết kiệm đã thấy xót xa! Tất cả mọi đầu mối công trình nước sạch đều đã tan hoang... Sực nhớ có tư liệu bảo rằng ý nghĩa của từ "Tu Mơ Rông" theo tiếng Xê-đăng ở đây là "một giọt nước".
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, ngày xưa, khi  những người đầu tiên đến đây định cư đã đặt vấn đề "nước" lên hàng đầu nên mới gọi tên làng như thế. Bây giờ mới thấy cái ý nghĩa đó đúng là chuyện sống còn của dân  huyện này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.