Hôm nay,  

Sông Sài Gòn Bị Ô Nhiễm

11/07/200900:00:00(Xem: 2770)
SÔNG SÀI GÒN BỊ Ô NHIỄM
Bạn,
Theo báo Lao Động, hiện tại ở Sài Gòn, nhà máy nước Tân Hiệp đang dùng nguồn nước thô ở hệ thống sông này để lọc và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố. Trong khi đó, nguồn nước ở hạ lưu sông Sài Gòn đã bị nhiễm độc thì chẳng ai dám chắc chất lượng nước sinh hoạt của nhà máy có  bảo đảm. Nỗi lo đó thường trực hàng ngày đối với hàng triệu người dân.  Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn ô nhiễm bắt nguồn từ đâu" Hệ thống kênh, rạch, sông tại thành phố là nơi tiếp nhận, vận chuyển toàn bộ nước thải của thành phố và sau đó đổ vào sông Sài Gòn. Việc có giảm thiểu được ô nhiễm nước sông Sài Gòn nói chung, các kênh, rạch, sông trong thành phố nói riêng hay không, trước hết chính là phải ngăn chặn việc xả nước thải không được xử lý vào hệ thống sông này.
Ngã ba sông Vàm Thuật - Sài Gòn là nơi sông Sài Gòn tiếp nhận nước thải từ hệ thống kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật - rạch Nước Lên. Hệ thống này nằm ngay trong nội thành, chạy thành hình vòng cung từ đông bắc đến tây nam khu trung tâm thành phố, nối liền sông Sài Gòn phía đông và sông Chợ Đệm phía tây nam.

Toàn tuyến kênh dài khoảng 33km trên lưu vực rộng gần 15ha, đi qua nhiều quận. Nước từ sông Vàm Thuật đen ngòm đang xả trực tiếp vào sông Sài Gòn. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày có cả trăm ngàn mét khối nước thải sản xuất, hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, được thải vào hệ thống kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật - rạch Nước Lên gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại kênh Tham Lương, rác tràn ngập và trôi trên dòng nước đen kịt. Đây là con kênh bị ô nhiễm nặng nhất ở TP. Theo nhà khoa học Lê Trình - Chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu các yếu tố môi trường làm cơ sở cải tạo ô nhiễm hệ thống kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật - rạch Nước Lên", nước ở hệ thống này bị nhiễm bẩn vi sinh trầm trọng, vượt giới hạn cho phép từ 39 đến 2.400 lần. Người dân ở huyện Bình Chánh (nơi kênh Tham Lương chảy qua) cho biết, họ phải hứng chịu mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh hết năm này qua năm khác.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, các cơ quan chức năng hiểu rằng khu vực kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là một trong những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất của TPSG. Vì vậy,  uỷ  ban thành phố đã phải cho thực hiện báo cáo các dự án xử lý nước thải, trong đó có việc xây dựng 2 nhà máy  "xử lý" nước thải lớn và được phê duyệt từ năm 2003. Cho đến nay đã 6 năm, nhưng chưa nhà máy nào được xây dựng để đưa vào vận hành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.