Hôm nay,  

Đê Biển Trà Vinh Kêu Cứu

16/03/200800:00:00(Xem: 3359)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn,  tại miền Tây Nam phần, hệ thống đê biển tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, ngày càng sạt lở  nặng, ảnh hưởng tới tài sản và tính mạng hàng trăm gia đìnnh, nên  dân địa phương ngày ngày kêu cứu các cơ quan chức năng. Nhưng, xem ra người dân nơi đây phải sống lâu dài trong nguy hiểm vì dự án xây dựng  tuyến đê biển phòng hộ tại xã này trên vẫn còn nằm trên giấy.

Báo SGGP cho biết trước xuân  Mậu Tý, do ảnh hưởng gió chướng và triều cường dâng cao,  tuyến đê biển xã Hiệp Thạnh đã bị  sạt lở một đoạn dài 120m, lấn sâu vào thân đê khoảng 4-5m và làm gãy ngã hơn 200 cây phi lao khoảng 10 năm tuổi... Trước tình hình trên, huyện Duyên  hải  cho  tu sửa lại tuyến đê nhưng tuyến đê này vẫn bị vỡ. Mới đây, từ ngày 5 đến ngày 10-3, sóng to kết hợp với triều cường dâng cao đã làm đoạn đê dài khoảng 500m tại ấp Bào, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải bị sạt lở nhiều đoạn, trong đó có đoạn dài 100m bị sạt lở hoàn toàn... nước biển lấn sâu vào đất canh tác của dân.

 Về hệ thống đê biển ở xã Hiệp Thạnh, báo SGGP ghi nhận rằng toàn tuyến đê biển  có chiều dài hơn 2km, nằm trong tuyến đê này hiện có trên 200  gia  đình cư dân đang sinh sống và hàng trăm héc ta đất trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Trong số này, hàng chục  gia  đình  dân sống gần chân đê buộc phải di dời khẩn cấp và hàng chục héc ta đất bị biến thành đất hoang...  Cư dân Nguyễn Văn Rồi, ấp Bào, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, than: "Trước tết, người dân xã ven biển Hiệp Thạnh mất ăn, mất ngủ vì sóng biển.  Cứ đà này, không bao lâu ấp Bào này sẽ bị xóa sổ, hàng trăm người dân sẽ đi đâu về đâu""

Trong những ngày đê biển Hiệp Thạnh bị biển "tấn công", lực lượng địa phương và cư dân dùng bao cát đắp đê ngăn nước biển. Thế nhưng, sức người có thấm vào đâu so với cơn thịnh nộ của thủy thần. Ttất cả sự nỗ lực đều vô vọng!".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, xã Hiệp Thạnh hiện có diện tích tự nhiên 2,176 hécta, trong đó có 1,704 hécta nuôi trồng thủy sản, hơn 94.5 hécta đất rừng, 195 hécta đất nông nghiệp, 179 hécta đất ở...   Sau năm 1975, vì lợi ích kinh tế, con người quay trở lại đốn trụi rừng. Chính do phá rừng, mất đi lớp hành lang bảo vệ đất liền nên ngày nay người dân nơi đây lâm vào cảnh đất mất, nhà tan hoang vì sóng biển.Trước nguy cơ vỡ đê, tỉnh Trà Vinh  đã cho củng  cố khẩn cấp 500m tuyến đê xung yếu (trong 1.2km tuyến đê biển có nguy cơ sạt lở) bằng hàng trăm tấn đá với rọ lưới bao bọc. Thế nhưng, chỉ mới 2 mùa gió chướng, triều cường sóng biển đã cuốn trôi tất cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.