Hôm nay,  

Đường Thái Lan Nhập Lậu

04/12/200700:00:00(Xem: 2966)

Bạn,

Theo báo SGGP, những ngày gần đây, vùng mía miền Tây Nam phần nổi lên cuộc tranh giành nguyên liệu quyết liệt đẩy giá mía tăng vùn vụt. Trong khi đó, đường cát nội địa cũng tạo cơn sốt giá từ 6 ngàn 500 - 6 ngàn 600 đồng/kg tăng đến 9 ngàn 200 - 10 ngàn đồng/kg trở lên... Mía đường tăng giá đã tạo cơ hội cho đường cát Thái Lan nhập lậu tràn qua biên giới Tây Nam. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại miền Nam, trong lúc nhiều nhà máy đường khốn đốn vì giá nguyên liệu quá cao thì đường cát Thái Lan nhập lậu đang tràn sang biên giới Tây Nam. Theo Cục Hải quan An Giang cho biết: "Sau thời gian yên vắng thì gần đây mặt hàng đường cát nhập lậu qua biên giới đã xuất hiện trở lại, nhất là từ nay đến cuối năm nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên tình hình vận chuyển đường lậu sẽ phức tạp.Tại cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), nơi tập kết đường lậu để tuồng qua biên giới khi lực lượng tuần tra sơ hở. Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình cho biết: "Qua tuần tra cho thấy, dân buôn lậu vận chuyển đường cát bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe đạp, xe gắn máy, ghe xuồng... thậm chí xe tải cũng có".

Tại Vĩnh Ngươn (thị xã Châu Đốc) đối diện với Gò Tà Mâu (Campuchia), "túi" chứa hàng lậu từ các nơi đổ về. Ở đây, có hẳn nhiều kho lớn với hàng trăm mặt hàng khác nhau, nhưng thông thường hàng lậu về theo mùa. Mặt hàng nào hút là tập trung đi nhiều. Từ nay đến cuối năm, đường cát Thái Lan sẽ gia tăng. Trong khi đó, ở biên giới Vĩnh Xương đường lậu cũng âm thầm xé nhỏ tràn qua. Tuyến đường từ huyện Tân Châu lên cửa khẩu Vĩnh Xương nhiều người chở hàng lậu giữa ban ngày. Đường cát Thái Lan lấy từ Campuchia, sau đó xé nhỏ ra từ 20 đến 30 kg/bao, chất lên xe đạp đưa qua biên giới chạy về chợ Tân Châu tiêu thụ.

Vấn đề cốt lõi là do đường nội địa tăng cao đã tạo cho đường cát nhập lậu tràn qua biên giới. Các ngành chức năng cho rằng, dùng biện pháp hành chính để ngăn đường lậu hiệu quả sẽ không cao. Bình ổn giá cả trong nước là giải pháp căn cơ chống đường lậu. Cụ thể, vụ mía đường năm ngoái, đường cát Thái Lan nhập lậu qua đồng bằng Sông Cửu Long không đáng kể do giá đường nội địa thấp chỉ 6 ngàn - 6 ngàn500 đồng/kg.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tại Đồng Tháp, Long An... dân buôn lậu tận dụng sự chênh lệch giá để vận chuyển đường lậu kiếm lời. Lực lượng hải quan cho rằng, có 2 dạng đường lậu qua biên giới. Thứ nhất, vận chuyển nhỏ lẻ thì bắt rất mệt và không hiệu quả vì đa số là dân nghèo. Thứ hai, nhiều người chở đường lậu bằng ghe, xe tải... số lượng lớn, nhưng không làm gì được họ. Nguyên nhân, hải quan không có thẩm quyền chặn xe, trong khi phối hợp với công an giao thông thì quá chậm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.