Hôm nay,  

Vỡ Đê Bao Ở Sài Gòn

19/05/200700:00:00(Xem: 2905)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hàng năm, ngành thủy lợi của TPSG đã phải đầu tư hàng tỷ đồng để tu sửa hệ thống đê bao, nhưng cứ vào mùa mưa, thậm chí không mưa bờ bao cũng vỡ. Trong khi đó, các công trình đê bao trọng điểm dậm chân tại chỗ, thậm chí có dự án triển khai hơn 3 năm vẫn còn nằm trên giấy. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại huyện Củ Chi, tình trạng vỡ bờ bao có thể xảy ra nhiều nơi. Nhiều đoạn bờ bao vừa yếu lại thấp như rạch Vàm Thầy, rạch Cây Điệp, rạch Mười Lến...Các bờ bao xã Trung An cũng có thể bị vỡ như rạch Cây Đào, rạch Ông Báng, rạch Đình, rạch Bến Mương. Lòng rạch dày đặt lục bình tại các chân cầu và đầu cống gây cản trở dòng chảy. Xã Phú Mỹ Hưng, dài khoảng 4.500m nhưng suối Hố Bò bị tắt nghẽn dòng chảy vì cây cối và lục bình phủ kín lòng rạch, buộc phải nạo vét, cơi đắp, khai thông dòng chảy nhiều đoạn bờ bao.

Tại huyện Hóc Môn tình trạng vỡ bờ bao cũng đang báo động. Bờ bao sông bà Hồng thuộc ấp 2 xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn nhiều đoạn đã xuống cấp trầm trọng. Dọc theo bờ bao này, hàng loạt vết nức ngang dọc, có nơi vết nức hở cả gang tay, ít nhất 3 khúc cua có nguy cơ bị vỡ. Nhiều nhánh khác lỗ mọt, lỗ chuột dày đặt. Nếu không gia cố, mùa mưa đến việc vỡ bờ bao là không tránh khỏi.

Tại quận 12, hàng loạt bờ bao tại quận 12 như rạch như ông Cụ, rạch cầu Kinh, rạch cầu Chợ, rạch Rỗng Gòn, Lò Rèn, Ba Vinh, rạch cầu Lò Heo, ông Tư Hổ, Chú Kỳ, Trùm Bích... hầu hết vừa yếu vừa thấp cần phải gia cố cơi đắp trước mùa mưa bão, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thấy động tĩnh gì.Tương tự, tại quận Thủ Đức, rạch có nguy cơ bị vỡ như rạch Đĩa (780m), rạch Ụ Ghe (845m), bờ bao rạch Lùng, khu phố 7 phường Linh Đông, rạch U Lò, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước và công trình chống sạt lở bờ bao ven sông Sài Gòn thuộc khu phố 8, phường Linh Đông có hơn 500 gia đình cư dân sống cặp ven sông Sài Gòn. Thủ Đức có hơn 45 km bờ bao, nhưng việc gia cố còn quá chậm, thậm chí bờ bao ở những nhánh sông nhỏ đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn chưa được gia cố. Điều đáng nói là bờ bao ven sông ở khu vực bờ lõm khi nước triều lên và xuống dòng chảy đập thẳng vào bờ bao có nhiều đoạn bị khoét hàm ếch.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, việc nâng cấp và gia tăng mức củng  cố bờ bao như những năm vừa qua trên địa bàn TPSG  là "lỡ đâu đắp đó", tốn kém, vì nếu nâng cao đoạn bị ngập, nước tràn sang chỗ khác thấp hơn thì không thể chấm dứt tình trạng thủy triều lên, bờ bao vỡ. Trong khi đó, vật liệu đắp bờ bao phải là đất cứng chứ không phải lấy đất sình dưới lòng rạch đắp lên như các địa phương làm hiện nay. Hầu hết bờ bao lâu nay, lấy đất tại chỗ đắp lên, đắp xong không đầm lu, trời nắng bờ bao nức ngang nức dọc mưa xuống lại rã ra, thế là bể.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.