Hôm nay,  

Sơn Nữ Mưu Sinh Ngày Tết

14/02/201000:00:00(Xem: 3283)

Sơn Nữ Mưu Sinh Ngày Tết

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong những ngày giáp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cực bắc miền Tây nguyên, mặc cho cái nắng như thiêu đốt, những sơn nữ người Ba Na vẫn kiên trì thường trực  trên các vỉa hè của thị xã tỉnh lỵ để bán  "mùa xuân" trong dịp Tết... Báo Thanh Niên ghi nhận về cuộc mưu sinh ngày Tết của các sơn nữ này qua đoạn ký sự như sau.
Cuối tháng Chạp, phóng viên đi dọc theo các con đường chính của phố núi Kon Tum như Bà Triệu, Trần Phú, Trần Hưng Đạo... ở đâu cũng thấp thoáng bóng dáng các sơn nữ người Ba Na ngồi bên vỉa hè để bán đủ các loại lâm sản đáp ứng nhu cầu Tết của người Kinh. Từ một nhành mai núi cho đến nhánh bằng lăng, một giò lan rừng, một con gà trống mới biết gáy cho đến vài quả đu đủ ươm vàng... Tất cả họ đều đến từ các làng ven dòng Đăk Bla thơ mộng như Kon Klor, Kon Tum Kơ Nâm, Kon Tum Kơ Pâng, Đăk H' Roy...
Mẹ con chị Y Linh (trú tại làng Đăk H' Roy, xã Chư H' Reng, TP Kon Tum) đang ngồi bán hoa bằng lăng trên đường Trần Phú cho biết, người trong làng đi bán trước đó vài ngày rồi, mẹ con chị hôm nay mới đi bán đầu tiên. Cả ba mẹ con mang theo 5 nhánh hoa bằng lăng (tiếng Ba Na là Long Rngăn), mỗi nhánh giá 50 ngàn đồng. Từ sáng đến hơn 10 giờ mới bán được 1 nhánh. Chị hy vọng từ giờ đến chiều sẽ bán thêm khoảng 2 nhánh hoa nữa.


Chị Y Linh nói: "Mỗi dịp Xuân về, bà con bán hoa thu cũng được ít tiền. Tuy nhiên, để có một nhánh hoa bằng lăng đem bán thì phải đi vào rừng mất một ngày trời để tìm". Không riêng gì hoa bằng lăng, mà hoa mai và lan rừng bây giờ cũng rất khó tìm. Theo vài chị bán lan rừng cạnh mẹ con chị Y Linh, bây giờ để tìm được một nhánh lan phải đi vào tận rừng sâu mới có và tìm được giò lan đẹp để bán lại càng khó hơn. Tuy nhiên, được cái người Kinh bây giờ thích chơi cây cảnh và chuộng những cây cảnh tự nhiên nên cũng dễ bán, nhất là vào dịp Tết như thế này. Một giò lan rừng đẹp có giá từ 150 ngàn - 250 ngàn đồng, các chị cho biết như thế.
Bạn,
Phóng viên báo Thanh Niên dẫn lời bé A Song (11 tuổi), con trai của cô Y Linh, theo mẹ ra bán hoa nói: "Bình thường thì cháu đi học, hôm nay được nghỉ Tết nên giúp mẹ. Buổi sáng phụ bán, khoảng 10 giờ khi ông mặt trời đã lên cao, cây lá trong rừng đã khô sương thì cháu lại vào rừng cùng mọi người tìm hoa, nhiều lúc mệt bả cả người. Để minh chứng cho lời A Song nói, ngay sát cạnh họ đang ngồi bán, dưới gốc phượng già một em gái đang ôm chiếc gùi ngủ ngon lành. Nhìn em bé gái ngủ say nồng, phóng viên  báo TN  không nỡ gọi dậy để hỏi chuyện. Nhưng phóng viên  này  tin sẽ có một giấc mơ đẹp đến với em sau cuộc mưu sinh ngày Tết đầy nhọc nhằn, vất vả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.