Hôm nay,  

Dân Phập Phòng Lo Voi Dữ

11/02/200900:00:00(Xem: 2576)
DÂN PHẬP PHÒNG LO VOI DỮ
Bạn
Theo báo Sài Gòn, từ trước Tết đến nay, tại vùng cận  sơn tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn các xã Phước Gia, Phước Trà, huyện Hiệp Đức thường xuyên xuất hiện đàn voi dữ khoảng 3-5 con. Những rẫy chuối, đậu, bắp, vườn cao su vừa trồng... bị voi chà nát. Nỗi lo sợ bao trùm các vùng dân cư ở phía Tây của Hiệp Đức. Báo Người Lao Động ghi nhận về thảm họa này như sau.
Tại  huyện Hiệp Đức, phóng viên gặp ông già Hồ Én, người  sắc tộc Cadong ở thôn 5, xã Phước Gia, cho biết ngày trước dân trong làng đi rừng cũng hay gặp voi, cả đàn có 5-7 con nhưng hiền khô chứ không hung dữ và phá phách như hiện nay. Dân trong làng không ai còn dám ở lại trông coi ruộng rẫy, muốn vào thì phải rủ nhau đi cả nhóm để đề phòng bất trắc. Già Hồ Én nói trong nỗi lo: "Nửa tháng nay, mấy ổng (voi) thường xuyên đến khu vực rẫy của bà con kiếm ăn nên ai cũng lo về sớm, không dám ở lại làm thêm đến chiều tối mới về như trước nữa đâu".

Ở xã Phước Trà, voi dữ cũng làm tan hoang nhiều diện tích lúa rẫy, vườn chuối, vườn cao su của người dân. Nhiều dấu chân voi to bự, giày xéo trên đất còn mới toanh. Có không ít dấu chân tiến sát vào phía gần nhà dân nên ai cũng lo, bảo là mấy "ổng" muốn xông vô nhà tìm muối.  Cư dân Hồ Văn Nen cho biết: "Cứ chập choạng tối là mấy ổngÕ về. Từ xa đã nghe tiếng các ổng đi thình thịch. Lúa rẫy mới vừa lên đã bị mấy ổng xéo hết, mai mốt biết lấy gì mà ăn đây"" Người dân ở đây đang sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu. Vì xót  của mà nhiều người liều, rủ nhau ở lại giữ rẫy, cả đêm đốt lửa và thay phiên nhau canh chừng.  Ủy ban xã Phước Gia cho biết, xã đã có văn bản báo cáo ngành chức năng tìm biện pháp bảo vệ dân và giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại do voi phá nương rẫy.
Do bị đàn voi thường xuyên về phá nương rẫy trong những ngày qua, dân thôn 5, xã Phước Gia đã cắt cử đàn ông, thanh niên canh chừng và dùng các biện pháp như gõ nồi nhôm, thanh la, đốt lửa... để đuổi voi. Nhưng dường như đàn voi không biết sợ là gì, hằng đêm chúng vẫn kéo cả đàn về tìm thức ăn. Theo ủy ban ch xã  Phước Gia, đàn voi này có thể đã từng xuất hiện tại khu vực các xã Trà Đốc, Trà Dương (Bắc Trà My), xã Tiên Lãnh (Tiên Phước) và khu vực rừng Nà Lau (Nông Sơn) những năm trước. Nếu thế thì đàn voi này rất dữ, có đốt lửa, đánh trống, đánh xoong nồi vẫn không chịu bỏ đi, có khi còn xông vào quật chết người.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, hiện khu vực rừng nơi đàn voi dữ hoành hành mấy ngày qua còn có khoảng hơn 150  gia đình cư  dân của hai xã Phước Trà và Phước Gia làm nương rẫy, trồng rừng và trồng cao su. Nhiều người dân cho biết nếu không có cách gì đuổi voi về rừng sâu thì có lẽ họ sẽ phải dọn nhà đi nơi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.