Hôm nay,  

Ứng Phó Với Triều Cường

18/11/200800:00:00(Xem: 3082)
ỨNG PHÓ VỚI TRIỀU CƯỜNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, các dự án thoát nước tại TPSG đến nay đã chậm 5 năm. Trong khi đó, đất nông nghiệp bị chiếm dụng, xây dựng ngày càng nhiều nên chuyện triều cường gây nên ngập sâu là điều khó tránh được. Tính từ ngày 12/11 đến 16/11, cao điểm của đợt triều cường, trên địa bàn thành phố đã có 26 đoạn bờ bao bị bể. Từ đây đến Tết, thành phố Sài Gòn  còn phải hứng chịu 5 đợt triều cường lớn. Tin Tức điện báo ghi nhận  tình hình triều  cường tại Sài Gòn như sau.
Theo nhận định của Ban phòng chống lụt bão TP.SG, từ đây đến Tết Kỷ Sửu 2009, các quận, huyện ven sông rạch và khu vực có địa hình trũng thấp còn phải ứng phó với 5 đợt triều cường mà đỉnh triều có thể bằng hoặc cao hơn đỉnh triều cùng kỳ năm 2007 (1,49m).  Vừa qua, Thành phố SG đã  đầu tư 151 công trình phòng chống lụt bão, ngập úng với tổng số vốn 226 tỷ đồng và giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, các quận, huyện triển khai rất chậm. Chính vì sự chậm trễ này mà nhiều đoạn bờ bao xung yếu đã bị bể ngay lập tức khi đụng phải đợt triều cường với mực nước lịch sử trong vòng 49 năm qua. Tại  quận 12, 8/25 đoạn bờ bao bị bể trong đợt triều cường giữa tháng 11/2008.  Tại quận Thủ Đức, bờ bao rạch Đỉa đã thi công hoàn thành năm 2007 theo thiết kế định hình bê tông tường chắn. Nhưng trước đó, trong lúc thi công, khu Quản lý giao thông đô thị số 2 nạo vét gây sạt lở bờ.

Các dự án chống ngập thuộc khu vực phường 28, quận Bình Thạnh cũng thuộc loại "rùa bò". Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, phần lớn các bờ bao nằm trên đất của người dân nên các năm qua chưa được đầu tư nâng cấp, người dân không thường xuyên gia cố bờ bao hoặc thành phố và quận có đầu tư nhưng người dân không đồng ý hiến đất để thi công nên thường xảy ra bể bờ, tràn bờ.
Ông Trường Xuân, Giám đốc công ty Quản lý khai thác thuỷ lợi cho rằng bất cập hiện nay trong việc xây dựng các công trình phòng chống lụt bão tại TP.SG là đều phải tuân theo quy trình xây dựng thông thường. Trong khi đó, đặc thù của những công trình này là phải thi công vào mùa khô, cấp bách. "Các dự án trên 1 tỷ đồng buộc phải thông qua đấu thầu mất ít nhất từ 3- 6 tháng"- ông Xuân nói như thế.
Bạn,
Cũng theo Tin Tức điện báo, một chuyên viên thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật đô thị phụ trách lĩnh vực thoát nước ở các đô thị lớn cho rằng trước đây, các chuyên  viên của Nhật đã căn cứ vào mức triều cường cao nhất tại sông Sài Gòn là 1.36m để đề ra cốt san nền cho TP.SG phải lớn hơn 2m. Nhưng diễn biến phức tạp của thời tiết, tình trạng nước biển dâng cao làm cho cốt san nền tại TP.SG lạc hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.