Hôm nay,  

Doanh Nghiệp Kêu Cứu

25/10/200800:00:00(Xem: 3080)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2008, một năm đầy sóng gió đối với các doanh nghiệp tại VN đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Đây là thời  gian quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản vì thiếu vốn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua một số trường hợp như sau.

Từ đầu tháng 3-2008 đến nay, Công ty Kinh doanh thủy hải sản TPSG - APT (thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - Satra) liên tục rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Theo kế hoạch, năm 2008, cùng với việc đẩy mạnh xuất  cảng, APT sẽ  khai triển việc nuôi trồng nguyên liệu để chủ động sản xuất, đáp ứng các đơn hàng xuất cảng. Công việc đang tiến triển bình thường thì đùng một cái, các ngân hàng đối tác xiết vốn. Ông Đỗ Văn Vinh, Giám đốc APT cho biết, không có vốn, APT phải cắt giảm một nửa lượng thức ăn hàng ngày cho cá. Đến khi cá đủ tuổi lại không bán được vì nhiều  doanh nghiệp thu mua cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tiền mặt.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp TPSG, hiện có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong tình trạng thiếu vốn. Trong số gần 30 ngàn doanh nghiệp hội viên, có đến 20% hội viên thông báo phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hẳn hoạt động sản xuất, kinh doanh vì thiếu vốn. Những con số này trùng hợp với kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) vừa tiến hành đối với 300 doanh nghiệp. Theo đó, có tới 74% số doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn; 30% doanh nghiệp chỉ vay được 25% nhu cầu vốn; hơn 33% vay được một nửa nhu cầu; 26% vay được 75% nhu cầu và chỉ có 10% vay được đủ vốn.

Tiếp xúc với phóng viên báo SGGP, một số  doanh nghiệp cho biết, trong vài tuần gần đây, nguồn vốn vay từ các ngân hàng đã dồi dào hơn trước. Thế nhưng, dù lãi suất đã giảm còn khoảng 18% -19% nhiều doanh nghiệp kinh doanh giỏi cũng chào thua. Theo tính toán, trung bình khoảng 70% vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế là vốn vay, vì thế nếu ngân hàng cứ tăng 1% lãi suất, chi phí của doanh nghiệp tăng tương ứng 0,7%. Tính đến thời điểm này, riêng chi phí của các doanh nghiệp đã tăng lên đến gần 10%.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, ngoài gánh nặng lãi suất, hầu hết  các doanh nghiệp đang phải gồng mình để chịu hàng loạt chi phí hoạt động tăng vọt. Đại diện một doanh nghiệp trong ngành sản xuất dây và cáp điện chỉ ra rằng, chi phí kho bãi ở các cảng đã tăng hơn 40% so với năm 2007.  Chi phí tăng, vay vốn ngân hàng vẫn không thuận lợi, trong khi chênh lệch vật giá đã lên tới 50%-60%, vì vậy phương  thức  an toàn nhất của nhiều doanh nghiệo là "án binh bất động" để chờ qua cơn bĩ cực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.