Hôm nay,  

Làng Nghề Của Người Hoa

07/10/200500:00:00(Xem: 5790)
Bạn,
Tại tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam phần, có 1 làng nổi tiếng về nghề đan cần xé. Không ai biết được làng nghề này có từ bao giờ vì nó đã có mặt ở Vĩnh Long này từ hồi xưa lắm. Còn theo các cụ cao niên kể lại thì tổ tiên là người Hoa, di cư từ vùng Quảng Ngãi vào Vĩnh Long lập nghiệp thuở xa xưa, rồi lập làng và sinh sống bằng cái nghề đã mang theo từ Trung Hoa sang. Báo SGGP viết về làng nghề này như sau.
Men theo những con đường hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy dọc ven bờ sông Cái Cá (thuộc khóm 7 phường 2 thị xã Vĩnh Long), phóng viên tìm đến với ngôi làng đan cần xé. Tại đây, có những dòng tộc người Hoa đã gắn bó cùng với ngôi làng này như Tăng Giang, Lạc Mạnh Đăng, Huỳnh Tâm... Vì lẽ vậy, cuộc sống của người dân, phong tục tập quán dẫu có ảnh hưởng nhiều của người Việt nhưng vẫn mạng đậm dấu ấn của người Hoa.
Các công đoạn làm cần xé do các người thợ ở đây gọi cũng rất Hoa: làm tẩy, hỉ mịt, xó lò, hỉ nan, nẩu dình... Mọi công đoạn làm việc ở đây đều làm hoàn toàn thủ công bằng tay nhưng lại chuyên môn hóa theo từng khâu rõ ràng: chẻ nan, vuốt nan, đan mễ (đan phần dưới của cần xé)... Điểm đặc biệt nhất là sự vận dụng của các đầu ngón tay. Để gia nhập vào nghề và trở thành thợ chính đòi hỏi mỗi người phải học hàng tháng trời.

Đan cần xé không cầu kỳ nhưng cái khó chính là làm sao để cho sản phẩm chắc, ít vẹo, các mối đan phải đều nhau và khoảng cách giữa các khe hở vừa vặn, không quá to cũng không quá nhỏ... Những người mới vào nghề, trong ngày đầu tiên tập chẻ nan, vuốt nan, đôi tay của người học phải rớm máu liên tục. Nếu ai vượt qua được một vài tháng đầu "thử việc" thì coi như đã thành nghề. Để làm được một cần xé hoàn chỉnh, người thợ trải qua nhiều công đoạn khá phức tạp, đòi hỏi sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn. Bước đầu tiên họ phải chẻ cây trúc còn nguyên cây dài ra thành nhiều nan nhỏ và đều nhau. Tiếp đó, dùng dao chuốt từng cọng nan cho thật láng và dẻo. Ở công đoạn này, người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ, nếu chỉ sơ ý một chút là có thể đổ máu như những ngày đầu học việc vì độ sắc bén của trúc. Kế đến là công đoạn đan mễ. Ở công đoạn này bắt buộc người thợ phải vận dụng tất cả các ngón tay để khâu các cọng nan lại với nhau tạo thành hình sản phẩm. Công đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của chiếc cần xé bán ra chính là công đoạn ghim quai. Do đó, những người đảm nhận công đoạn này đòi hỏi phải có sức khỏe thật tốt, các đầu ngón tay cũng phải chịu được lực mạnh. Cũng chính vì vậy, tất cả những người làm ở công đoạn này đều bị chai sần các đầu ngón tay, lâu dần theo thời gian, dấu vân tay của họ cũng bị "phai" đi vì nghề.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tuy công việc vất vả, thu nhập không cao nhưng rất nhiều người dân vẫn gắn bó với nghề, có nhiều người đã gắn bó với nghề đan cần xé này hơn nửa thế kỷ. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác truyền nghề lại cho nhau để giữ nghề của tổ tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.