Hôm nay,  

Phá Sản Vì Trồng Tràm

19/12/200700:00:00(Xem: 2902)

Bạn,

Theo báo SGGP, tại miền Tây Nam phần, giá tràm hiện nay rẻ như giá củi. Chưa bao giờ nông dân trồng tràm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long  lâm vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Giá tràm từ 60- 80 triệu đồng/hecta tuột dốc xuống còn 15 - 30 triệu đồng/he'cta, mà vẫn không có người mua. Dân trồng tràm nợ ngập đầu, không tiền trả. Nguy cơ phá rừng tràm, bán đất ngày càng đến gần. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, từng tràm Đồng Tháp Mười tập trung chính yếu ở 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Gần đây, dân trồng tràm đứng ngồi không yên khi chứng kiến cây tràm rớt giá thê thảm. Ông Mười Dẫu, ở Thạnh Hóa (Long An), nhiều năm gắn bó với cây tràm thở dài ngao ngán: "Không thể hình dung được cây tràm bị mất giá và nhanh chóng đi vào ngõ cụt như hiện nay. 4 hécta tràm của tui đã trên 5 năm tuổi, kêu bán hổng ai mua; có người vào xem xong họ chỉ trả đúng một tiếng, 35 triệu đồng (cả 4 hécta), lỗ đứt đường là cái chắc".

Đi dọc từ thị trấn Thạnh Hóa sang Tân Đông, Tân Tây... đâu đâu cũng chứng kiến người dân "mặt ủ, mày ê" vì chuyện tràm rớt giá, không bán được. Nông dân Hai Thanh, ở xã Tân Đông (huyện Thạnh Hóa, Long An) kéo  phóng viên ra khu tràm xơ xác, loang lổ nhiều nơi, nói: "Cây tràm đã qua thời kỳ vàng son rồi, bây giờ trở thành thứ yếu. Tràm tốt hay xấu gì, muốn bán được phải năn nỉ thương lái khô cả họng. 8 hécta tràm đã phá bỏ 7 héctaa, giờ còn 1 hécta nhưng vẫn lỗ...". Đi sâu vào huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, tình hình cũng tương tự, nhà cần bán tràm thì nhiều nhưng thương lái mua rất ít. Nông dân Bùi Thế Hiếu, xã Kiến Bình (huyện Tân Thạnh, Long An) chua chát: "Từ ngày trồng đến ngày thu hoạch phải mất 6 - 7 năm dài chăm sóc. 20 công tràm rất tốt nhưng thương lái chỉ mua 45 triệu đồng, chưa đủ chi phí đầu tư. Bán xong tràm, tui bán... luôn đất để trồng lúa, vì càng đeo  càng lỗ!"

Ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), nông dân trồng tràm cũng lận đận. Nông dân Huỳnh Tấn Thọ, xã Mỹ Hòa, lắc đầu: "5 năm về trước, cây tràm đã giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu; còn bây giờ thì ngược lại, trồng ít lỗ ít - trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ". Người dân Đồng Tháp Mười cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Bình quân, 1 hécta tràm từ 60-80 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng (tràm tốt), nay chỉ còn 15 - 30 triệu đồng.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nhà thầu xây dựng bỏ cừ tràm chuyển sang sử dụng cừ sạn, bê tông, cọc nhựa... Sức mua giảm mạnh nhưng số lượng trồng tràm tăng, "cung vượt cầu" khiến tràm rớt giá. Tràm  không bán được, dân trồng tràm đành phá bỏ hoặc bán đất trả nợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.