Hôm nay,  

Kế Sinh Nhai Từ Ve Chai

03/03/200600:00:00(Xem: 5759)
Bạn,

Hàng ngày, tại các bến xe trên địa bàn thành phố Sài Gòn, trong số hàng ngàn hành khách từ các tỉnh đến, luôn có những lao động nghèo ở vùng quê. Họ đi một mình, hoặc mang theo cả gia đình. Đến Sài Gòn mưu sinh mỗi người mỗi nghề, và có những nghề thu hút cả gia đình, thân quyến như nghề bán vé số dạo, bán ve chai. Với họ, dù phải sống lam lũ, thì Sài Gòn Gòn vẫn còn có cơ hội để kiếm sống độ nhật qua ngày. Chẳng những vậy, họ còn thấy tương lai hơn nữa khi có thể dành dụm ít nhiều cho những người ở quê nhà. Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi nhận về kế sinh nhai bằng nghề ve chai của dân nhập cư ở Sài Gòn qua đoạn ký sự như sau.

Đây là câu chuyện của một người, sau đó là một nhà, rồi đến một dòng họ, vào Sài Gòn sống bằng nghề ve chai. Chị Bùi Thị Hường, 47 tuổi quê ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một ví dụ. Bắt đầu từ con số 0 đúng nghĩa, ở quê thì không đất, không ruộng, vào Sài Gòn thì không người thân thích, không nghề nghiệp, không tiền bạc, không nhà ở. Chị chọn nghề buôn ve chai để mưu sinh. Không có phương tiện đi lại, hằng ngày chị phải vác "đồ nghề" đi bộ khoảng 20 đến 30 km để nhặt, thu lại ve chai, đêm về trú trong căn phòng trọ chật chội chưa đầy 2m2/người. Ngày qua ngày, cuộc sống tha phương cầu thực, có nghề mà như không có nghề thế mà hàng tháng chị vẫn dành dụm được tiền gửi về quê nuôi gia đình. Quen nước quen cái, chị lần lượt dẫn 5 thành viên khác ở quê vào Sài Gòn tiếp tục làm nghề buôn ve chai.

Theo chân chị, em trai chị là anh Hổ cũng gia nhập đội quân buôn ve chai được 3 năm. Ngày nào anh cũng đi lùng sục các ngả đường để mua phế liệu, đau ốm cũng không dám nghỉ một bữa vì cả gia đình nhỏ của anh ở quê gồm vợ và 6 đứa con nhỏ đều trông cậy vào số tiền ít ỏi anh gửi về hàng tháng. Đứa lớn nhất đang học lớp 9, đứa nhỏ nhất mới chỉ được 4 tháng, làm sao cho tụi nhỏ có cơm ăn và được đến trường mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực như mình, anh nói như thế. Dịp Tết vưà qua, chị Hường về quê thăm gia đình, và khi trở lại Sài Gòn, ngoài hành trang chị Hường còn có thêm người con gái cả gia nhập vào đội ve chai.

Từ sáng sớm, họ phải vượt hàng chục cây số để nhặt nhạnh từng thứ ve chai đồng nát. Bữa nay, mới 12 giờ, chị Bùi Thị Cúc, người chị cả với thâm niên 12 năm buôn ve chai và lần lượt hướng dẫn các em trai em gái bỏ quê Bình Định, để vào nghề. 5giờ chiều mỗi ngày, họ đưa hàng về vựa, hơn thua từng cân với chủ vựa ve chai. 6 giờ chiều, 5 chị em nhà họ Bùi về nhà trọ.

Bạn,

Cũng theo SGTT, với những dân tạm cư mưu sinh bằng sức người, dù việc làm có cực khổ đến đâu, họ vẫn cần mẫn, chăm chỉ. Và không phải chỉ lo riêng cho bản thân mình, ổn định một chút là họ nghĩ ngay đến việc cưu mang những người thân ở làng quê xa xôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.