Hôm nay,  

Tan Tác Làng Dâu Tằm

13/09/200700:00:00(Xem: 2449)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong số các làng nghề tại miền Trung, có làng dâu tằm Đông Yên (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), đã nổi tiếng từ 400 năm trước. Sau những năm tháng bị mai một, những tưởng nghề tơ tằm ở Đông Yên sẽ hồi sinh nhờ  làng nghề gắn với hoạt động du lịch của  địa phương. Nào ngờ, đầu năm 2007, tơ mất giá, người ươm tơ thua lỗ, người nuôi tằm "trốc" dâu. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Đông Yên nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, với những mặt hàng như lãnh, sa nhiễu, đũi, the, đệm... từng theo chân các thương thuyền ngoại quốc đi khắp vùng biển Đông. Làng Đông Yên còn là nơi xảy ra câu chuyện tình của thôn nữ Đoàn Thị Ngọc Phi và Chúa Nguyễn Phúc Lan. Khi cô thôn nữ hái dâu cất lên tiếng hát trong đêm trăng thanh cũng là khi Chúa Nguyễn thấy tim mình rung động, thế là thôn nữ họ Đoàn trở thành Quý phi. Đoàn Quý phi mang nghề ươm tơ, dệt lụa của làng mình truyền lại cho muôn dân và sau này được mệnh danh là "Bà Chúa tầm tang". 

"Ở thời điểm hưng thịnh nhất, làng nghề này có diện tích trồng dâu lên đến 160 hécta và có gần 200 gia đình tham gia sản xuất tơ lụa theo phương thức thủ công. Nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 30 nhà trồng dâu và 2 nhà ươm tơ", ông  Lê Thương, một người dân thôn Đông Yên, kể với vẻ mặt buồn. Bây giờ, trong làng chỉ còn lại 2 cơ sở ươm tơ của anh Đoàn Lượng và Đoàn Giáp, nhưng  lại đang trong giai đoạn "chết yểu" vì tơ tằm rớt giá. Mỗi nhà còn đọng lại khoảng 2 tấn tơ tương đương 400 triệu đồng nhưng không biết đến khi nào mới bán được. Căn nhà anh Đoàn Lượng, tơ chất thành kho, ngay cả phòng ngủ của hai vợ chồng cũng dành để chất tơ. Những thợ ươm tơ làm công cho gia đình này có 18 người chia làm 2 ca, vẫn thay nhau làm việc suốt ngày đêm. Kẻ ươm tơ, người quay tơ, đôi tay vẫn thoăn thoắt nhưng những tiếng cười đã không còn. Họ đang đứng trước nguy cơ bỏ nghề.

Anh Lượng nói: "Tơ của chúng tôi chuyển vào Sài Gòn đã chất đầy kho nhưng chẳng biết bán cho ai. Từ đầu năm đến nay, tơ trên thị trường rớt giá thê thảm. Năm trước, giá tơ dao động ở mức 420-450 ngàn đồng/kg, người ươm tơ có lãi. Năm nay thì chỉ còn 200-250 ngàn đồng/kg, lỗ nặng. Nếu kéo dài tình trạng này, việc ngừng sản xuất là khó tránh khỏi".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, theo  trưởng làng  Đông Yên Võ Thanh, thì các sản phẩm may mặc từ mặt hàng tơ lụa vẫn đang có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhưng sản phẩm tơ tằm Đông Yên lại rớt giá và không có nơi bán. Dù giá chỉ còn 200 đến 250 ngàn đồng/kg nhưng vẫn cao hơn nguyên liệu tơ được nhập về từ Trung Quốc (chỉ từ 200 đến 210 ngàn đồng/kg). Tơ tằm của Trung Quốc được sản xuất  với khối lượng lớn, sợi tơ đều hơn nhưng giá bán thấp hơn. Ngược lại, phần lớn các cơ sở ươm tơ của Đông Yên mang nặng tính thủ công,  năng suất thấp, chi phí sản xuất quá lớn, không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.