Hôm nay,  

Sông Rạch Phương Nam

29/04/200700:00:00(Xem: 3186)

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu địa lý nhân văn, Nam phần VN được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54,000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Trước tiên là việc xác định địa bàn cư trú. Trong tiến trình mở cõi vào phương Nam, các lưu dân đã nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau này. Báo Cần Thơ ghi nhận toàn cảnh về sông rạch tại miền Nam như sau.

Tại miền Nam, việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương tác với môi trường tự nhiên. Cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường nhật như: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi hàng hóa, bán buôn...

Mô hình nhà ở thường thấy nhất là trước sông sau ruộng. Loại hình cư trú này rất phổ biến ở miền Nam. Dân cư sống tập trung nhau thành một dải dài theo dòng chảy của con sông. Mỗi nhà cách nhau bằng một khoảnh đất trống, một bụi chuối, hay hàng cây nào đó. Nhà ở chính giữa, phía trước là một con lộ đất nhỏ rồi mới tới sông. Ở bến sông, người ta bắc một cây cầu ván gie ra mé sông để làm nơi giặt giũ, tắm gội, rửa chén bát cũng như mọi sinh hoạt khác cần đến nguồn nước. Có khi người ta chỉ để một hoặc hai thân cây dừa nằm lài từ trên bờ đến mé nước để làm cầu. Thân dừa đẽo thành bậc thang để không trợt té. Kế bên cầu thường là chỗ đậu ghe, xuồng để thuận tiện mỗi khi di chuyển. Có người cất một mái lá gie ra sông để ghe xuồng tránh nắng mưa. Dọc theo triền sông thường là những hàng cây so đũa, điên điển, bần, dừa...

Mô hình cư trú thứ hai thường thấy là cư trú ở vùng giáp nước. Nơi đây thường diễn ra các buổi họp chợ, buôn bán, trao đổi hàng hóa và cũng là một cái "chợ thông tin" cho mọi người. Giáp nước là nơi ghe xuồng ngược xuôi thường hay ghé lại nghỉ ngơi, vào hàng quán để ăn uống đợi con nước sau. Điều này rất thuận tiện cho họ, vì cả hai chuyến đi về họ đều đi con nước xuôi, chèo chống đỡ mệt, khỏi phải tốn nhiều công sức.

Bạn,

 Cũng theo báo Cần Thơ, ngoài việc mở hàng quán bán đồ ăn, thức uống, những nhà cư trú nơi giáp nước cũng mở các cửa tiệm như: nhà may, sửa máy xuồng, máy ghe, vá soong, vá chảo, tiệm tạp hóa... Giáp nước là nơi làm ăn được, nên càng ngày người ta kéo đến ở càng đông, rồi cửa tiệm thi nhau mọc lên, tạo nên một "xóm chợ" đông đúc và vui nhộn. Lần lần hình thành nên những khu, những xóm dân cư sinh sống cùng một nghề, cùng chia sẻ những hoạn nạn, khó khăn, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.