Hôm nay,  

Chợ Đêm Của Dân Nghèo

15/03/200700:00:00(Xem: 2695)

Chợ Đêm Của Dân Nghèo

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có 1 khu chợ đêm chuyên bán đồ dùng, thực phẩm cho công nhân, sinh viên và  dân nghèo. Khu chợ này nằm giữa khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, thường được gọi là chợ làng hay chợ Chồm Hổm.  Báo Dân Trí ghi nhận toàn cảnh về chợ đêm này qua đoạn ký sự như sau.

Chợ họp từ chiều đến tận đêm. Đầu chợ là nơi bán thức thức ăn, hoa quả; đoạn giữa là nơi bán quần áo, giầy dép; cuối chợ là những hàng ăn khuya phục vụ công nhân làm đêm.

Nét khác biệt của khu chợ này ở chỗ, người bán bày sẵn từng đĩa thực phẩm tươi sống với giá cố định: 1 ngàn 500 đồng/đĩa. Chị Hạnh, người bán cá ở chợ, cho biết: "Khách toàn là công nhân, sinh viên nghèo nên chúng tôi làm sẵn khi bán, giá cũng phải chăng. Mỗi buổi chợ chỉ lời vài ba chục ngàn". Phạm Thị Liên, công nhân nhà máy may, nói: "Chỉ cần 10 ngàn đồng ghé qua chợ là hai người có một ngày ăn đủ chất, từ cá thịt, tôm mực... thứ gì cũng có". Mỗi tháng lương của Liên chỉ được 800 ngàn đồng. Trừ tiền nhà, tiền ăn, sinh hoạt, mỗi tháng cô gửi về nhà được 400 ngàn đồng. "Ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ, lương như bọn em mà đi chợ trung tâm thì tiền ăn cũng chưa chắc đã đủ", Liên giải thích.

8 giờ tối, phóng viên bắt đầu gặp những công nhân đi mua sắm quần áo, đồ dùng. Thái, quê ở Quảng Bình vào Đà Nẵng làm ở công ty nhựa, cho biết: "Ở khu chợ này mọi thứ đều có giá sẵn, mình chỉ việc chọn hàng và trả tiền thôi".  Khách hàng thường xuyên của chợ, ngoài những công nhân là các sinh viên của trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng và Bách khoa Đà Nẵng.

Một sinh viên nam tên Phong cho biết: "Gần 4 năm sống ở đây, tối nào cũng ghé qua chợ để mua thức ăn cho ngày mai. Lúc khuya, cả bọn kéo nhau ra đây ăn cháo là tối về ngủ ngon".

Chị Hương, một tiểu thương bán trái cây ở chợ, cho biết: "Mỗi ngày tôi lên chợ đầu mối mua khoảng 100 kg hoa quả về đây bán, coi đống hàng này nhiều thế những nhoáng cái là hết liền". Hàng bán được nhiều nhưng giá rẻ nên lời lãi cũng chẳng là bao, nhưng các chủ hàng đều rất vui vì như lời chị Hương tâm sự: "Tui cũng  là người đi làm thuê xa nhà nên rất hiểu tình cảnh của công nhân ở đây. Chúng tôi vẫn coi nhau như người thân, gặp lúc khó khăn vẫn giúp đỡ nhau đấy".

Bạn,

Cũng theo báo Dân Trí, do  ngôi chợ nằm ngay một góc đường nên cản trở giao thông nên nhiều lần cũng lao đao vì bị  công an  phường xuống giải tỏa. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh của cả người mua lẫn người bán, chỉ vài ngày sau chợ lại họp trở lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.