Hôm nay,  

Làm Thuê Ngày Mùa

29/05/201000:00:00(Xem: 2843)

Làm Thuê Ngày Mùa

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, cứ đến ngày mùa thu hoạch nông sản, nông dân nghèo kiếm sống công việc làm thuê cho các trang trại. Họ tập trung thành từng nhóm. Việc hình thành những nhóm làm thuê như thế này xuất phát từ việc nhiều địa phương, nhiều hộ đã bán ruộng hoặc cho thuê. Nhà nông không có mảnh ruộng, công đất trong tay, lại không có nghề nghiệp, nhiều người phải chọn cách làm thuê kiếm sống. Báo Dân Trí về tình cảnh mưu sinh của dân nghèo ở tỉnh Phú Yên qua bản tin như sau.
Tại Phú Yên trong ngày mùa có ít nhất 10 nhóm làm thuê như vậy. Họ sống rải rác trong rừng thuộc 3 huyện Sông Hinh, Sơn Hoà và Đồng Xuân. Nếu như ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam  phần, những nhóm người làm thuê thế này thường làm cho những chủ trang trại điều, cao su, hay làm công ở các vựa trái cây. Còn về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên thì họ làm cho các trang trại để chặt mía và đào sắn, thu hoạch cà phê...
Các gia đình thường đi theo từng nhóm từ 40 đến 100  gia đình. Thông thường mỗi nơi họ ở lại tầm 2-3 tháng, có khi lâu hơn, miễn là nơi đó cần người lao động tay chân. Đầu công là người đi tìm việc và nhận khoán với chủ, sau đó gom những người không có đất đai, nhà nghèo, cần việc làm ở các nơi thành từng nhóm và đưa họ đến nơi làm. Ông Nguyễn Văn Tư, đầu công có thâm niên hơn 10 năm nay làm ở khắp các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận nói: "Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa là tôi lại dẫn công đi. Công miền Tây nhiều lắm. Chặt mía thế này, hết mùa mía lại về làm trái cây".


Theo ông Tư, cứ đến mùa mía là ông lại đi gom công. Thường là nửa tháng 9 cho đến Tết thì làm mía ở Đồng Nai, sau Tết ra ngoài miền Trung. Hết mía thì nghỉ, ở nhà chừng 1 tháng rồi dẫn công đi làm tiếp. Ông nói: "Hết mùa đến tháng 4, bà con ai kẹt tiền thì mình cho mượn 2-3 triệu đồng gì đó, tới mùa bà con lại đi với mình. Ở trong kia ra đây mình phải cất chòi trại thế này ở, dãi nắng dầm mưa nằm ở ngoài trời. Mấy đứa nhỏ hoàn cảnh cha mẹ nghèo chúng phải chịu cảnh thất học thôi."
Bạn,
Báo Dân Trí ghi nhận rằng sự hình thành những nhóm người làm thuê vã giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lao động trong ngày mùa ở các địa phương. Tuy nhiên nhìn những đứa trẻ thất học, lang thang trên những cánh rừng cùng sống kiếp làm thuê; nhìn những phận đời cùng cực, nheo nhóc, lang thang trên khắp núi rừng, mấy ai không khỏi xót xa"  Có bao nhiêu cảnh đời như thế" Trên hành trình làm thuê của mình, khi sức cùng lực kiệt, không thể chống chọi được với rừng thiêng, nước độc, họ sẽ ra sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.