Hôm nay,  

‘ốc Đảo’ Bên Thành Phố

24/03/201000:00:00(Xem: 2856)

‘Ốc Đảo’ Bên Thành Phố

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Bình Định,cách trung tâm thành phố Qui Nhơn gần 6 km, 500 dân thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, gần 10 năm nay phải sống cảnh vô cùng khốn khổ, chỉ vì nằm trong phần đất của 1 dự án  được "quy hoạch" từ năm 2002 nhưng  đến nay vẫn chưa tiến hành. Cả làng như một ốc đảo. Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Tại thôn Hải Giang, phóng viên chứng kiến người ra kẻ vào tấp nập trong ngôi nhà nhỏ chừng 70m2 mà thoạt nhìn cứ tưởng nhà đang có việc hiếu, hỷ nên bà con anh em tập trung về. Té ra không phải. Ông Nguyễn Trà, 75 tuổi, chủ nhà nói: "Do sống vùng biển nên con cái rất đông, tính hết con, cháu, chắt có đến gần 20 người đang trú ngụ trong ngôi nhà này. Con lấy vợ, đến đứa cháu út cũng đã lập gia đình sinh con, nên gia đình chúng tôi ngày ngày chỉ mơ ước dựng cho mấy đứa nhỏ cái lều ra ở riêng, sống thế này đến nghẹt thở mất".


Dự án Khu du lịch Hải Giang đã được  Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định quy hoạch từ năm 2002, nhưng mãi đến cuối năm 2009 mới được phê duyệt và ít nhất sau nhiều năm nữa mới hoàn thành. Cư dân Nguyễn Thành Hanh (45 tuổi), con trai trưởng ông Trà, đang chuẩn bị cho con trai đầu cưới vợ ra ở riêng, nhưng chưa biết xoay sở thế nào. "Không biết bao nhiêu lần cha con tui dựng tạm căn nhà trên phần đất của ông già tui (đất vườn ông Trà)  đều bị  xã đến tháo dỡ, họ nói như thế là dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm, nếu dựng sẽ bị đi tù. Sống thế này ngột ngạt quá, tối xuống tìm không ra chỗ ngả lưng, đụng đâu cũng con, cháu nằm la liệt".
Cái nắng chang chang ập vào lòng thôn nghèo, sống trên đất thành phố mà từ người lớn đến trẻ em ai cũng ngơ ngác, xác xơ và đen nhẻm. Người lớn thì chui vào những bụi cây để tránh nóng và khuân hết lưới chài ra để làm, thấy có người lạ họ lại tìm cách nấp vào sâu hơn. Thanh niên và trẻ em có vẻ dễ gần hơn nhưng khi hỏi tên, tuổi thì đều lắc đầu và chỉ biết tên mụ (tên gọi ở nhà).Cuộc sống ngày càng khốn khó vì biển khan hiếm cá tôm, nhà nhà sống leo lắt với đồng tiền làm mướn.
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, khi dẫn phóng viên đi một vòng quanh thôn, phó thôn Huỳnh Kim Phụng  than: "Từ khi tỉnh đưa vùng đất Hải Giang này vào quy hoạch làm khu du lịch gì đó thì đời sống dân ở đây càng thêm khó khăn, chật vật. Nhiều gia đình quá đông con cháu, muốn tách hộ khẩu ra riêng, muốn có đất dựng nhà sinh sống đều không được phép chỉ vì... đất đã thuộc diện quy hoạch "".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.