Hôm nay,  

Bắt Tôm Hùm Kiếm Sống

25/01/201000:00:00(Xem: 3264)

Bắt Tôm Hùm Kiếm Sống

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, có nhiều ngư dân kiếm sống bằng nghề bắt tôm hùm. Mùa đánh bắt tôm hùm con ở tỉnh này thường bắt đầu vào khoảng tháng 11 Âm lịch và kết thúc vào khoảng tháng 4 Âm lịch của năm sau. Gần 10 năm qua, nghề đánh bắt tôm hùm con là kế mưu sinh của nhiều dân  nghèo như ghi nhận của báo SGGP qua bản tin như sau.
Những năm trước đây, nghề chính của nhiều vùng quê ven biển của tỉnh Bình Thuận là đánh bắt cá. Tuy nhiên, nguồn hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, trong khi phương tiện đánh bắt phần lớn công suất nhỏ, không đủ sức vươn đến những ngư trường xa bờ, vì vậy thu nhập sau mỗi lần ra khơi chẳng là bao. Thế nhưng, từ khi chuyển sang đánh bắt tôm hùm con, cuộc sống của nhiều  ngư dân  bớt gian nan.
Cựu lão ngư Trần Văn Đăng ở phường Phú Hài (thành phố Phan Thiết), cho biết: Không đòi hỏi phải đóng thuyền to, máy lớn và vốn đầu tư nhiều, tổng số tiền mua sắm phương tiện, ngư cụ để đánh bắt tôm hùm con chỉ khoảng chừng 30 - 40 triệu đồng, bằng khoảng 1/10 so với đóng phương tiện đánh bắt khác. Còn chi phí cho mỗi chuyến đi cũng chỉ từ 200 ngàn 400 ngàn đồng, bằng một phần ngàn so với phí tổn cho mỗi chuyến đi đánh bắt cá xa bờ, thế nhưng lợi nhuận mang về cao hơn hẳn so với đánh bắt cá.Tuy nhiên, đánh bắt tôm hùm con mang tính "may, rủi" và tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng ngư dân. Có người mỗi đêm đánh bắt được 100-200 con, bán được 10-20 triệu đồng hoặc cao hơn; có người mỗi đêm đánh bắt chỉ được vài con. Bình quân mỗi tàu, thuyền có 3-4 người, sau khi trừ chi phí xong, mỗi ngư dân thu được khoảng 200 ngàn-400 ngàn đồng/người/đêm. Mức thu nhập này cao hơn gấp nhiều lần so với đánh bắt cá trước đây. Do đó, số người tham gia đánh bắt tôm hùm con ngày càng nhiều.


Tại huyện Tuy Phong, ở xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phước Thể, Chí Công,... đã có trên 200; phường Mũi Né, Hàm Tiến có trên 100; phường Phú Hài có khoảng 60 tàu thuyền hành nghề "săn" tôm hùm con. Ngoài cách giăng lưới trên rạng (đá ngầm), nhiều ngư dân sử dụng bình hơi để lặn xuống, rồi dùng tay để bắt; cách bắt tôm con kiểu này đòi hỏi ngư dân phải có sức khỏe tốt, kinh nghiệm và nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường mỗi tàu thuyền có từ 4 - 5 thợ để thay nhau lặn, thời gian lặn mỗi lần từ 30 - 50 phút. Việc săn bắt tôm hùm con của ngư dân theo cách này diễn ra gần như quanh năm (trừ những khi biển động, nước quá đục).
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, tôm hùm là một trong những loài hải sản quý và có giá trị thương mại cao. Với giá tôm thương phẩm trên thị trường thường là 800 ngàn đồng/kg (hơn 40 đô/kg), hiện nay là 1.1 triệu đến 1.5 triệu đồng/kg (hơn 75 đô/kg). Do vậy, nghề "săn" tôm hùm con  đã  giúp cho nhiều  gia đình ngư dân ở Bình Thuận thoát cảnh đói nghèo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.