Hôm nay,  

Nỗi Lo Cầu Sập

11/30/200900:00:00(View: 3496)

Nỗi Lo Cầu Sập

Liên tục trong những tháng gần đây, trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã xảy ra một số vụ sà lan, tàu thuyền va chạm gây hư hỏng cho các cây cầu. Do đó, nỗi lo cầu sập của người dân thành phố khi lưu thông trên những cây cầu yếu hiện nay là rất khó tránh khỏi. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Sau hàng loạt vụ sà lan, tàu thuyền va chạm với các cây cầu trên địa bàn TPSG như: Mương Chuối (Nhà Bè), An Nghĩa (Cần Giờ), Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh)... gây hư hỏng đối với cầu và ảnh hưởng đến việc lưu thông qua lại của các phương tiện thủy, bộ, vưà qua, phóng viên trở lại một số cây cầu như: Phước Long, Long Kiểng, Rạch Đĩa (huyện Nhà Bè); cầu Kinh Thanh Đa, cầu Đỏ (Bình Thạnh)... đang nằm trong tình trạng báo động.
Có mặt tại cầu Phước Long (Nhà Bè), chỉ mới gần 16 giờ khi triều cường bắt đầu dâng lên, một chiếc ghe lưu thông qua gầm cầu suýt bị vướng lại giữa cầu. Cư dân Nguyễn Thanh Bình, nhà ở ngay chân cầu Phước Long cho biết: "Cứ mỗi lần nước lên là hàng loạt sà lan phải xếp hàng dài ở mé bờ sông chờ nước rút mới qua được vì cầu quá thấp, nếu sà lan nào muốn qua gấp thì phải dùng cách bơm nước vào sà lan cho chìm xuống mới qua được".


Tương tự, với các cầu như: Bình Lợi, Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh) vốn là tuyến đường thủy thường xuyên có nhiều tàu thuyền qua lại, nhưng khoang thông thuyền lại quá hẹp và độ tĩnh không cầu rất thấp khiến sà lan, tàu thuyền rất dễ va chạm vào cầu mỗi khi qua lại nhất là triều dâng cao và nước chảy xiết.
Bên cạnh đó, một số cây cầu khác như: cầu Xây Dựng (bắc qua kênh Bò Cua, quận 2), cầu Đồng Tròn (bắc qua một nhánh sông Đồng Nai, thuộc địa bàn quận 9)... cũng có độ tĩnh không rất thấp. Do đó, chỉ cần một chiếc ghe lớn chui qua là cầu có thể bị "đội" lên.
Ngoài yếu tố tĩnh không cầu quá thấp khiến cho hàng loạt phương tiện thủy gặp khó khăn mỗi khi qua cầu. Hiện nay, vấn đề tải trọng của những cây cầu vốn "già nua" này đang là nỗi lo của không ít người dân mỗi khi qua lại trên cầu.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay các cây cầu này có tải trọng từ 2 - 25 tấn như: Phước Long (8 tấn), Rạch Tôm (2 tấn), Long Kiểng (1tấn) thuộc huyện Nhà Bè; cầu Kinh Thanh Đa (15 tấn), cầu Đỏ (12 tấn), cầu Đinh Bộ Lĩnh (13 tấn) thuộc quận Bình Thạnh; cầu Đức Nhỏ (18 tấn) thuộc quận Thủ Đức... nhưng hàng ngày những cây cầu này lại phải "cõng" trên mình những chiếc xe quá tải lưu thông qua lại. Nói về vấn đề này, cư dân Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: "Có nhiều hôm đứng trên cầu bỗng có nhiều xe tải lưu thông một lúc qua là cầu rung lên bần bật và cứ tưởng là cầu sắp sập".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tình hình nhân quyền Việt Nam qua hô sơ Formosa lộ rõ màu sắc búa liềm rồi... bất kể thế giới phản đôi. Trong khi đó, có nghi vấn vi cá mập mua là không có giấy phép?
Vậy là y hệt như phim cao bồi bắn súng, bất bình là rút súng ra pằng pằng… Vậy mà, khi công an hỏi tới, hóa ra là súng nhựa. Hay, có phải công an chạy tội cho người khoe súng chăng?
Trong khi Biển Đông sôi động, sóng gió không ngừng, các quan chức ngoaị giao Việt Nam vẫn tưng bừng thu vén cả những món hàng thế giới ngăn cấm, thế là vi cá mập phơi đầy trên maí nhà sứ quán...
Hôm 19/1/2018 vừa qua là tròn 44 năm ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm. Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Vậy là thê thảm cho công nhân thủy nông Hà Nội, gần 3 năm bị nợ lương mà kêu hoài vẫn không thấy nhúc nhích... Có biết là bao nhiêu gia đình đau khổ chỉ vì quan chức Hà Nội tiền xài như nước, trong khi lương công nhân thủy lợi cứ bị chận hoài.
Vậy là kết thân hơn với Tòa Thánh Vatican, nhưng không biết mức độ tương lai như thế nào. Trong khi đó, chuyện văn nghệ Nội Mông Trung Quốc ca hát tại Hà Nội trong ngày tưởng niệm Hải Chiến Hoàng sa bị ngưng vì “sự cố kỹ thuật” chớ không vì Hoàng Sa. Có biết bao nhiêu triệu người suy nghĩ, tưởng nhớ về Hoàng Sa, vậy mà chỉ cần mấy cô Nội Mông váy Tàu nhảy múa là buồn biết bao nhiêu.
Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.
Học sinh trung học quá kém, thế là lên đại học chới với... Lên đại học may mắn lấy được cử nhân, đa số sẽ đuối sức, hết dám theo lên bậc sau đại học, như Thạc sĩ, Tiến sĩ... Đó là hoàn cảnh chung.
Làm thế nào để chạy đua cách mạng công nghệ 4.0? Phải chăng là nợ lương cho tròn 4 năm? Hay là các quan chức thử tìm hiểu xem cách mạng công nghệ 4.0 có phải là nợ lương nhiều thêm?
Vậy là ông Tổng Bí Thư băn khoăn vì công an “bị kẻ địch mua chuộc”... Có phải là tình báo Trung Quốc hay Mỹ mua chuộc các tướng công an CSVN? Hay chỉ đơn giản là các tướng công an tụự chuyển biến?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.