Hôm nay,  

Hái Sim Kiếm Tiền An Học

06/09/200900:00:00(Xem: 3125)

Hái Sim Kiếm Tiền An Học

Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại tỉnh Hà Tĩnh, một  tỉnh nghèo ở phía Bắc của miền Trung. Vào những ngày này ở vùng Hương Khê  của  tỉnh này, nắng mùa hè như đổ lửa, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến gần 40 độ C. Thế nhưng nhiều trẻ em nhỏ ở hai xã Hương Bình và Phúc Đồng vẫn phải nai lưng hái trái sim rừng trên 1 ngọn đồi rồi chở lên chợ thị trấn bán kiếm tiền ăn học. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh khốn khổ của những trẻ em nghèo này qua đoạn ký sự như sau.
Quá trưa, các đứa trẻ tay xách rổ, vai mang chai nước, đầu đội mũ vải hăm hở rời làng tiến lên những quả đồi trọc. Đứa nhỏ nhất mới 7 tuổi, đứa lớn nhất vừa học xong lớp 9. Những cây sim rừng sai trĩu trái đen óng dưới cái nắng nóng là "mục tiêu" của các em. Công việc này thường kết thúc lúc xế chiều, khi những chiếc rổ trên tay các em đã đầy ắp trái sim chín mọng.
Phan Thị Ngọc, học sinh lớp 7 trường Hương Bình, nói: "Khi sim bắt đầu có trái chín là chúng em đi hái sim về thị trấn để bán. Được đồng nào hay đồng đó, chỉ mong có được ít tiền lo chi phí cho năm học mới. Ngọc là con thứ ba trong gia đình có năm chị em gái. Bố mẹ Ngọc đều làm nông. Dù nhà ở xã khác nhưng suốt bốn mùa hè rồi Ngọc phải xa gia đình đến ở nhà người dì ngay dưới chân đồi Thiên Lăng để tiện việc hái sim rừng.


Thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm là bé Phan Thị Duyên, 7 tuổi. Vì thấp nhỏ nên mỗi lần hái sim Duyên phải rướn người lên. Bàn chân phải của Duyên vẫn còn buộc một tấm vải mỏng, cách đây mấy ngày trong một lần đi hái sim chân em đạp phải gai rừng.
Những rổ sim rừng hái về được các em phân loại. Trái nào chín mọng để qua một bên, trái nào chưa chín lắm thì cho qua rổ khác rồi ủ bằng một loại lá rừng cho chín thêm. Đó là công việc của buổi tối. Đến 4g sáng các em lại buộc những rổ sim sau xe đạp rồi vượt hơn 15km dọc đường mòn Trường Sơn để đem bán ở chợ thị trấn Hương Khê.
"Em bán một đọi (chén ăn cơm) sim là 1 ngàn đồng. Ngày nào hái nhiều em cũng bán được khoảng 20 ngàn-30 ngàn đồng. Tiền bán sim em đưa cho mẹ góp tiền mua sách vở đi học" - em Nguyễn Thị Huyền, nhà ở xóm 6, xã Phúc Đồng, tâm sự.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, buổi sáng thì chịu cái nắng trên quốc lộ, buổi chiều chịu cái nắng trên đồi trọc. Mỗi ngày bóng của những em bé vùng quê nghèo này vẫn in dài dưới cái nắng bỏng rát. Thế nhưng sau mỗi lớp mũ vải lót lá rừng kia là những ước mơ đang ấp ủ: "Em mơ mai này được làm cô giáo", "Em mơ làm bác sĩ", "Em mơ được một lần đi máy bay"... Dưới một gốc sim già các em thủ thỉ với nhau những ước mơ của mình, mặc cho những giọt mồ hôi lăn dài trên gương mặt...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.