Hôm nay,  

Xóm Di Dân Bên Sông Tiền

23/08/200900:00:00(Xem: 2871)

Xóm Di Dân Bên Sông Tiền

Bạn,
Tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn thành phố tỉnh lỵ  Vĩnh Long,  gần khu vực cầu Mỹ Thuận tráng lệ, ở  bờ phải hạ lưu sông Tiền, có một xóm những căn nhà lụp xụp. Đó là nơi cư ngụ của những người thuộc thành phần di dân để giao đất cho Khu công nghiệp Bắc Mỹ Thuận. Khu công nghiệp đâu chưa thấy, còn họ vất vưởng mười năm nay... Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về xóm nghèo này như sau.
Phóng viên gặp ông Dương Thái Dũng, một cư dân trong xóm, giải thích về câu chuyện cách đây mười năm: "Lúc đó tụi tôi được xã kêu lên nhận tiền đền bù giải tỏa. Nếu nhận nền đất thì phải xây nhà. Còn không thì nhận tiền, 17 triệu đồng - xã ra điều kiện như vậy. Chín gia đình chúng tôi nghèo túng quá, nhận nền thì lấy đâu ra tiền làm nhà. Nghĩ vậy nên đồng loạt nhận tiền, tính bám lại đây có cái nghề câu lưới làm ăn đắp đổi qua ngày". Và đó cũng là khởi đầu của những ngày khổ ải triền miên. Số tiền đền bù ít ỏi chẳng những không mua được chỗ ở mới mà còn đội nón ra đi theo những tháng ngày thiếu ăn. Vậy là ước mơ mua đất tan như bọt nước sông Tiền.


Để có chỗ ở, họ dựng tạm mái nhà bằng những tấm lá cũ trên những cây cột gỗ tạp lỏng khỏng. Nhà nào cũng vá chằng vá đụp tôn xen lẫn lá, tấm nilông hoặc biển quảng cáo lượm được ở bãi rác. Có căn còn không có vách. Đó là nhà của ông Nguyễn Văn Mão và bà Nguyễn Thị Bé Ba. Mặt nhà hướng thẳng sông Tiền, ở ngay doi đất thoi loi trống lốc không có gì che chắn, đứng nói chuyện mà gió thổi hắt vô, người muốn ngả ra sau. "Nhưng nó không sập, gió vào cửa trước ra cửa sau. Chỉ sợ mưa thôi" - ông Mão nói. Nhà ông Dương Văn Thọ kế bên cũng không có vách. Mái lá trong buồng rách bươm thấy cả trời xanh lồng lộng.
Cả xóm có nguồn nước duy nhất sử dụng là... nước trời. Trời mưa thì hứng để dành xài, trời nắng thì múc dưới sông. Nhà nào cũng bắc một cây cầu thò ra mép rạch làm bến để tắm rửa, giặt giũ. Nguồn nước nấu ăn và thải ra cũng đều chung một chỗ. Đó là những ngày khô ráo, còn mùa mưa dông bão thì vất vả trăm bề. Bà Nguyễn Thị Hương, một người trong xóm, chỉ tôi coi vệt nước màu xám còn hằn trên bức vách trong nhà: "Tới mùa mưa lũ là nước lên cao tới lưng quần, chỉ có cách kê giường lên cao rồi ngồi đó chịu trận. Mười năm qua tụi tui chịu đủ mười lần nước ngập như vậy.”
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, những cư dân này sống giữa  thành phố Vĩnh Long mà y như trong vùng lũ Đồng Tháp Mười. Khổ nhất là những đêm mưa bấc, dông gió ầm ì. Có năm dông thổi sập hết bốn căn, năm căn còn lại đều xiêu vẹo. May mà không ai bị cây đè hoặc nước cuốn". Bà Hương kể mấy năm trước xóm này còn có cây xoài, bụi chuối che chở cản bớt dông gió. Bây giờ xoài, chuối bị đốn hết để giao đất sạch cho nhà đầu tư nên trống hoác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.