Hôm nay,  

Làng Gốm Cổ Truyền

27/07/200900:00:00(Xem: 2694)

LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, một tỉnh  ở  khu vực phía Nam của miền Trung, có nhiều làng nghề cổ truyền, trong đó có làng gồm Bầu Trúc, đã hình thức hơn ngàn năm trước. Làng này hiện có gần 500 gia đình với trên 3 ngàn người, đa số kiếm sống bằng nghề gốm. Báo điện tử CASG ghi nhận toàn cảnh về làng gốm này qua đoạn ký sự như sau.
Từ Quốc lộ 1A gần thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước,  tỉnh Ninh Thuận), theo một con lộ tráng nhựa nhỏ sẽ về làng gốm Bàu Trúc. Trong cái nắng chói chang của mùa hè, thi thoảng có những cơn gió biển thổi xốc tung cát bụi bay mù mịt. Nắng và gió cát gần như là "đặc sản" của Phan Rang, dải đất cận cuối  Nam Trung Bộ... Đường vào làng có nhiều lối ngang dọc như ô bàn cờ lớn.
Làng gốm Bàu Trúc cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm chừng non 10km về hướng nam. Ở Bàu Trúc có gần 500  gia đình với trên 3 ngàn người Chăm, đa phần sống với nghề gốm từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết, tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh, hơn ngàn năm trước ông đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy đất, nắn, nung đất sét thành những dụng cụ, vật trang trí mà hiện thời du khách có thể nhìn thấy, sờ nắm được. Nhớ ơn của tổ nghề, dân  làng Chăm gốm Bàu Trúc lập đền thờ, tổ chức cúng tế  long trọng Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.


Theo nghệ nhân Sử Thị Dinh, tất cả các sản phẩm trên được làm từ nguyên liệu đất sét lấy từ mỏ đất, mỏ cát do phù sa sông Quao hình thành nên thuộc làng Bàu Trúc. Làm ra được một sản phẩm gốm cũng lắm vất vả, công phu. Đất sét phải đập nhỏ, sau đó đất được rưới nước vừa phải, trùm ủ trước một đêm. Sáng hôm sau, trộn đất với cát mịn nhào nhuyễn. Gốm được các nữ nghệ nhân Chăm Bàu Trúc nắn và tạo hình hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những trường phái gốm khác. Lúc đã tạo xong hình dáng, sản phẩm được đem  phơi nắng 4 - 6 giờ, sau đó người ta dùng mảnh sành, sứ  nẹp tre cắt, gọt làm bóng, láng. Sau khi phơi nắng, sản phẩm được đem về để trong bóng mát khoảng 5 đến 10 ngày rồi sắp vào lò. Lò nung ngoài trời, trên những khoảng, nền đất trống. Gốm được ủ rơm, dùng củi đốt. Sau 4 - 5 giờ  đốt với nhiệt độ khoảng từ 500 - 600 độ C, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu được chiết xuất từ trái dông, trái thị trên rừng) rồi được nung tiếp thêm 2 giờ nữa gốm sẽ chín.
Bạn,
Cũng theo báo CASG, khi chín tới, gốm Bàu Trúc sẽ có màu đặc trưng vàng đỏ, ỏ hồng, đen xám, bợt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang dấu ấn, dáng vẻ đặc sắc của văn hóa Chămpa cổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.