Hôm nay,  

Tai Họa Từ Cầu Tạm

03/07/200900:00:00(Xem: 2592)
TAI HỌA TỪ CẦU TẠM
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, từ lâu, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, việc phải thường xuyên lưu thông trên những cây cầu tạm bợ, không đảm bảo an toàn đã trở thành nỗi lo của nhiều người dân địa phương. Vưà qua, sau vụ sập cầu vào ngày  27 tháng 6 tại huyện Lâm Hà làm 2 người chết thì nỗi lo của người dân càng tăng lên. Báo SGGP ghi nhận những thảm họa từ các cầu tạm tại tỉnh này qua bản tin như sau.
Vụ tai nạn xảy ra vào trưa 27-6 khi một chiếc xe tải chở phân bón chạy từ trung tâm huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng qua cầu Tân Văn để vào khu vực 7 xã cà phê trọng điểm phía Tây của huyện. Theo công an huyện Lâm Hà, chiếc xe nói trên có trọng lượng bản thân khoảng 15 tấn, chở 30 tấn phân, như vậy tổng trọng lượng khoảng 45 tấn, trong khi đó, trọng tải cho phép của cầu Tân Văn chỉ 10 tấn. Cầu sập làm chết 2 em nhỏ đang câu cá dưới sông. Sau khi gây tai nạn, tài xế Đỗ Thanh Tùng đã đến cơ quan chức năng trình diện và Công an huyện Lâm Hà đã khởi tố vụ án.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở xung quanh cầu Tân Văn cho rằng, ngoài lỗi của tài xế thì vụ sập cầu là "giọt nước làm tràn ly" vì bản thân cây cầu này đã hư hỏng quá nặng. Mỗi khi có xe ô tô hoặc xe "công nông" đi qua là cầu lại rung lên. Mặt cầu nhiều chỗ bị thủng lởm chởm, trước đây đã có học sinh bị chết vì lọt xuống sông.

Ông Tống Văn Thanh (ở khu phố Sơn Hà, thị trấn Đinh Văn)  nói: "Cây cầu này đã xây dựng quá lâu nay đã xuống cấp trầm trọng, thời gian qua đã rất nhiều người bị nạn, nhất là vào mùa mưa. Người dân đã nhiều lần ý kiến nhưng chính quyền chưa khắc phục". Bên cạnh đó, các biển báo giao thông, cảnh báo nguy hiểm hai đầu cầu cũng chưa rõ ràng.
Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Lâm Đồng Hứa Văn Tuấn cho rằng, ngành chức năng đã đặt biển báo "cầu hư" ở hai đầu cầu và thông báo trên truyền hình. Nhưng trên thực tế khi vụ tai nạn xảy ra, phía Bắc cầu Tân Văn chỉ có tấm biển viết tay chữ "cầu hư" bằng sơn đỏ rất cẩu thả (không đúng với hệ thống biển báo giao thông).
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, cầu Tân Văn chỉ là một trong hàng chục cây cầu sắt cũ kỹ tại Lâm Đồng. Riêng tại huyện Lâm Hà, muốn đến các xã Gia Lâm, Mê Linh, thị trấn Nam Ban... đều phải qua những cây cầu tạm, hầu hết đã xuống cấp. Trên tuyến tỉnh lộ 721 đi các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng cũng còn đến gần chục cây cầu sắt tạm bợ đang phải chịu đựng lượng xe cộ qua lại hàng ngày rất lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.