Hôm nay,  

Cá, Tôm Không Sống Nổi

09/10/200800:00:00(Xem: 3249)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Bạn,

 

Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, việc phát triển ồ ạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với sự bùng phát nuôi trồng, chế biến thủy sản; nạn lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu... khiến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, hết sức nghiêm trọng, cá tôm không sống nổi. Báo Người Lao Động ghi nhận về thảm họa này như sau.

 

Theo số liệu của các nhà khoa học, tại  đồng bằng sông Cửu Long, trung bình  mỗi năm gần đây, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt lên đến 780,435 tấn, nước thải sinh hoạt: 102 triệu m3, nước thải công nghiệp: 47.2 triệu m3, chất thải rắn công nghiệp: 222,032 tấn (nguy hại: 2,000 tấn), rác thải y tế: 3,800 tấn... Chỉ riêng ở khu công nghiệp Bình Đức và Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), hàng chục đơn vị hoạt động mỗi ngày đã thải ra sông Tiền hàng trăm ngàn mét khối chất thải. Theo các cơ quan chức năng, nếu không kịp thời có giải pháp bảo vệ môi trường thì chẳng bao lâu nữa, sông Tiền sẽ ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Theo trình bày của người dân, phóng viên đến một miệng cống thoát chất thải từ  khu công nhiệp Bình Đức ra sông Tiền. "Khi thủy triều xuống thấp, một khoảng sông xung quanh khu vực này bốc mùi hôi thối nồng nặc", một người dân sinh sống trên ghe cho biết. Tại miệng cống này, lượng nước thải ra khá nhiều với màu trắng đục, sủi bọt và có mùi chua, thối. Phóng viên thấy có cả những con cá, tôm đã chết nổi lềnh bềnh. Nhiều cây cỏ quanh miệng cống cũng đã chết khô. Một người chuyên sống bằng nghề chài lưới cho biết vào lúc các nhà máy sản xuất cao điểm, cống này chảy ra chất thải đầy máu và mỡ cá, nếu lỡ để dây vào người sẽ bị ngứa, lở loét.

 

Men theo một đoạn sông Tiền, phóng viên còn phát  giác nhiều đoạn ống nhựa lắp đặt ngầm ra sông. Theo ông Nguyễn Văn Tùng, một người dân sống gần đó,vào ban đêm, nước từ các đường ống này chảy ra đỏ đục cả một khúc sông. Khi thủy triều xuống thấp, phóng viên thấy bùn đất ở đoạn sông này có màu đỏ khác thường.

 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở khu công nghiệp Bình Đức, Mỹ Tho đều khai báo lập hệ thống xử lý chất thải, song ít có đơn vị nào thực hiện đúng quy trình đã cam kết. Khi cơ quan chức năng đến kiểm tra (có thông báo trước), thì những doanh nghiệp này thực hiện việc xử lý chất thải rất nghiêm túc. Một thanh tra viên thừa nhận: "Họ xả nước thải chưa qua xử lý vào ban đêm nên có trời mới biết, chưa kể việc lắp hệ thống ngầm xả nước thải chưa qua xử lý ra sông".

 

Bạn,

 

Cũng theo báo Người Lao Động, các nhà khoa học  báo  động rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ơ miền Tây Nam phần đã làm tăng nguy cơ  phá hủy  một vùng sinh thái ngập nước quý hiếm, để lại những hậu quả xấu. Nạn ô nhiễm không chỉ hủy hoại môi trường mà còn làm nảy sinh nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo cho người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.