Hôm nay,  

Nạn Voi Rừng Về Làng

25/05/200800:00:00(Xem: 3440)

Bạn,

Theo  báo Sài Gòn, cách đây gần 8 tháng, tại tỉnh Đồng Nai,  cư dân ở ở ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu mất ăn mất ngủ vì bị voi về phá hại hoa màu, nhà cửa... Đến đầu năm 2008 cho đến nay, đến lượt người dân ở ấp 2 của xã Phú Lý lại khốn khổ vì bị voi về phá hoa màu, cây trái... Người dân ở đây lo âu trước nạn voi rừng về làng. Báo Đồng Nai ghi nhận về thảm họa này như sau.

Theo lời  một viên chức  Phú Lý cho biết, vào cuối tháng tư vừa qua, trong các đêm về khu dân cư ấp 2, voi thường vào lục lọi các gian bếp của nhà dân để ăn bắp, lúa hoặc ra vườn ăn cây trái. Qua quan sát các nhà dân bị voi "ghé thăm", người ta thấy đối với các nhà tường xây thì "ông Bồ" không ủi phá mà chỉ dùng vòi kéo bung khung cửa sổ để tìm thức ăn bên trong.  Đối với các căn nhà gỗ thì có lẽ do quen mùi gỗ nên voi sẵn sàng kéo, ủi sập các cột gỗ, vách ván. Do vậy, đối với dân nghèo thì thiệt hại khi bị voi ghé về thường nặng nề hơn.

Vào đêm 13-5 vừa rồi, có 3 con voi về vườn nhà ông Nguyễn Đình Lân hái trụi trái trên mấy cây mít, sau đó  voi ăn hàng chục cây chuối rồi quật ngã mấy cây dừa để ăn đọt non và trái. Tiếp đến,  voi vào nhà ông Võ Văn Trí ở gần đó ăn hết một bao lúa, vào nhà ông Phạm Hữu Trí ăn hết một bao bắp hạt và "tráng miệng" bằng hàng chục cây chuối ngoài vườn. Các khổ chủ trên đều ở nhà tường xây nên chỉ bị voi gây hại về hoa màu, cây trái.

Cư dân  Võ Văn Sơn làm vườn rẫy ở đây từ năm 1982 cho biết, có lúc voi về vườn nhà anh ngay từ 7 giờ tối.  Voi quật phá mấy cây dừa và không hiểu bằng cách nào lại ăn được sạch trơn cơm dừa trong trái. Nhưng có lẽ đau khổ nhất là các chủ vườn xoài ở giáp bìa rừng.  Cư dân Đỗ Văn Cường có vườn xoài rộng khoảng 1.3 hécta đã ăn trái được 3 mùa. Trong đêm 28-4, voi đã về vườn xoài của anh Cường nhổ trốc gốc trên 50 cây, phá hư hại gần 150 cây khác và ăn hết vài tấn trái đang chờ thu hoạch. Anh Cường ước chừng bị thiệt hại khoảng 20 triệu đồng do mất thu hoạch và chưa tính được thiệt hại do số cây xoài bị chết. Nhưng điều làm anh âu lo nhất là, nếu bỏ tiền ra đầu tư chăm sóc lại vườn cây rồi lại bị "ông Bồ" bất ngờ về phá hoại thì không biết sẽ sống ra sao.

Bạn, 

Cũng theo báo Đồng Nai,  trưởng ấp 2 Đặng Văn Nhơn cho biết, trước đây voi chỉ về khu dân cư vào mùa khô, có lẽ vì trong rừng thiếu thức ăn. Thế nhưng gần đây voi lại về vườn rẫy của dân vào mùa thu hoạch trái cây. Chỉ khi  nào trời mưa nhiều, mặt đất trở nên lầy lội thì voi mới không về làng. Khi nào trời nắng nhiều, mặt đất khô ráo thì voi lại xuất hiện. Voi lại thường về làng vào buổi tối cho đến gần sáng mới bỏ đi, do vậy người dân phải  di tản con cái đi nơi khác làm ảnh hưởng không ít đến chuyện sinh hoạt, học hành của trẻ con. Ủy ban xã Phú Lý cho biết, người dân ở xã rất hoang mang về tình trạng voi về làng thường xuyên hơn. Thế nhưng cấp xã không thể có biện pháp gì trước thảm họa này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.