Hôm nay,  

Miếu Tổ Nghề Đá

13/03/200800:00:00(Xem: 2989)
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Đông Nam phần, trên  địa bàn tỉnh  Đồng Nai, có khu miếu thờ tổ sư nghề đá. Di tích này thuộc  địa phận khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hoà. Đây là cơ sở tín ngưỡng của người Hoa bang Hẹ làm nghề đá ở tỉnh này, và là một trong những di tích nghệ thuật tiêu biểu trên vùng đất Biên Hòa. Báo Đồng Nai viết về khu di tích này như sau.
Về tiến trình hình thành, năm tạo dựng của di tích chưa xác định nhưng chắc chắn được xây dựng một thời gian khá lâu trước năm trùng tu là 1894. Miếu do chính những người Hoa bang Hẹ tạo dựng, nguyên vật liệu chủ yếu là loại đá khai thác tại vùng Bửu Long.Ban đầu, ngôi miếu được xây dựng thấp. Năm 1894, khi trùng tu, người Hẹ đã cơi nới thêm phần vách tường, đồng thời toàn bộ miếu cũng được mở rộng, nâng cao. Dấu tích mái tường cũ của miếu vẫn còn lưu lại khá rõ nét. Kiến trúc hiện tồn của miếu theo lối hình chữ công, xung quanh có tường bao tạo kiểu "nội công ngoại quốc"; mặt tiền hướng về phía sông Đồng Nai. Gian điện chính dùng vào việc thờ phụng, bên trái thờ các vị tiền bối, hai bên phải dùng làm nhà khách và sinh hoạt. Đây là một kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đá của người  Hoa bang Hẹ ở Biên Hòa.

Những vị  được  thờ chính tại miếu gồm: ông Ngũ Đinh - tổ nghề đá; ông Lỗ Ban - tổ nghề mộc; ông Quốc Trì - tổ nghề sắt; bà Thiên Hậu cùng phối thờ Thiên Long nhãn và Thuận Phong nhĩ; Đức Quan thánh cùng phối thờ có Quan Bình và Châu Xương; Phúc Đức chính thần. Ban đầu, những người Hẹ làm nghề đá chỉ dựng miếu thờ tổ của nghề là Ngũ Đinh, sau đó mới thờ các tổ nghề liên quan. Việc rước thờ bà Thiên Hậu trong miếu vào năm Đinh Mùi (1967) ở miếu Cây Quăn phía bờ sông Đồng Nai. Từ đây miếu có danh xưng: Thiên Hậu cổ miếu. Tên gọi này được tạc bằng chữ Hán trên cổng chính.Bà Thiên Hậu được dùng với nhiều mỹ từ tôn kính là đối tượng giàu thần tích và linh ứng trong tín ngưỡng người Hoa. Truyền tụng, bà Thiên Hậu có tên là Lâm Mặc, sinh ngày 23-3 (âm lịch) năm 960, tại huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc (đời nhà Tống). Khi bà được sinh ra có đám mây ngũ sắc và hương thơm bao phủ khắp nhà. Từ khi còn nhỏ, Lâm Mặc đã có tài tiên đoán rất chính xác về thời tiết, giúp cho ngư dân trong vùng tránh được nhiều tai ương của nghề đi biển. Sau khi mất, bà rất hiển linh.  Cộng đồng người Hoa đến Việt Nam bằng đường biển quan niệm chính bà Thiên Hậu đã độ trì, giúp họ vượt qua bao cơn giông bão, tai ương trên chuyến hành trình vượt biển tìm đất sống. Vì vậy, khi đến vùng đất mới sinh sống, cộng đồng người Hoa không quên lập miếu thờ bà.
Bạn,
Cũng theo báo Đồng Nai, thông lệ cứ 3 năm một lần, tại chùa Bà ở Bửu Long tổ chức lễ hội với quy mô lớn. Tên gọi chung là lễ hội cầu an, kéo dài trong các ngày 10,11,12,13 tháng 6 (âm lịch).. Trong lễ hội diễn ra nhiều nghi thức cúng tổ sư nghề đá, bà Thiên Hậu, cầu an..Đây là lễ hội lớn, có tục đấu giá đèn, thu hút nhiều người tham dự trong và ngoài địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.