Hôm nay,  

Mối Họa Từ Con Cá Tra

02/11/200700:00:00(Xem: 4166)

Bạn,

Theo báo SGGP, chuyện con cá tra xuất cảng đã đưa nhiều nông gia "tay lấm, chân bùn" ở miền Tây Nam phần trở thành những "đại gia" nổi danh, đã tạo nên giấc mơ đổi đời cho giới nông gia nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Cũng như con tôm sú cách đây 10 năm, con cá tra đang tạo ra "cơn lốc" ở miền Tây, và là mối họa lớn gây ra ô nhiễm môi trường.

Báo SGGP phân tích rằng tại miền Nam, nếu trước đây,  các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long là vùng nuôi cá tra trọng điểm của đồng  bằng sông Cửu Long, thì nay 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh đang "hội nhập" vào ngành thủy sản này với tốc độ phát triển chóng mặt. Trước tình trạng diện tích nuôi cá tra tăng mạnh, dọc ven bờ sông Tiền và sông Hậu, các nhà khoa học thuộc nhiều viện, trường bày tỏ lo ngại về sức tải sinh học của sông Cửu Long. Nghiên cứu của Đại học Cần Thơ nhận định, ô nhiễm toàn vùng do nuôi trồng thủy sản chưa xảy ra, nhưng ô nhiễm tại vùng nuôi tập trung hiện nay là rất cao.

Trình bày toàn cảnh về phong trào nuôi cá tra, báo SGGP cho biết sau "cơn lốc" con tôm sú cách đây 10 năm, cơn sốt nuôi cá tra đang nóng bỏng ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong lúc người nuôi cá hân hoan với món lợi bạc tỷ thì cả khu vực phải đối mặt với thảm họa ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của ngành thủy sản, đến thời điểm này, toàn vùng  đồng bằng sông Cửu Long có hơn 5 ngàn hécta mặt nước nuôi cá tra, vượt 2 ngàn hécta so với cuối năm 2006. Dự tính sản lượng cá tra, ba sa cả năm 2007 sẽ vượt con số 1 triệu tấn, trong khi Bộ Thủy sản hoạch định  đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 mới đạt diện tích, sản lượng nêu trên.

Báo SGGP ghi nhận rằng sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi thủy sản và thái độ thờ ơ trong việc giải quyết nước thải, bảo vệ môi trường của người nuôi đã làm các sông rạch mất khả năng tự làm sạch và phát sinh ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều dòng sông đang "chết" dần do chất thải nuôi trồng thủy sản.Thống kê mới đây của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, chỉ riêng con cá tra, năm 2006 toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long cung ứng cho các nhà máy chế biến 800 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Như vậy, trong năm 2006 đã có hơn 3 triệu tấn chất thải từ các ao nuôi cá tra xả ra môi trường, năm 2007 lượng chất thải sẽ lên đến khoảng 4 triệu tấn - những con số kinh hoàng. Các chất này là thức ăn dư thừa, thối rữa, bị phân hủy, các chất tồn dư trong quá trình sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh, vôi..., cấu thành các độc tố trong môi trường nước.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, các nhà  nghiên cứu về môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long đã báo động về những tác hại của phong trào nuôi cá tra. "Đừng vô cảm với môi trường!" là thông điệp của các nhà  khoa học. Đây là vấn đề thời sự khi những vuông tôm, ao nuôi cá mới mọc lên ngày càng nhiều, lấn dần đất lúa, đất vườn, đất mía....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.