Hôm nay,  

Lao Đao Vì Cây Cà Phê

23/12/200400:00:00(Xem: 5300)
Bạn,
Theo báo Lao Động, trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Bình Long-PhướcLong cũ), hàng ngàn gia đình nông dân có vườn trồng cà phê đang lao đao lỗ đậm. Toàn tỉnh này có 401,000 hecta đất nông nghiệp, trong đó có hơn 39,000 hecta đất trồng càphê chiếm khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Mùa cà phê năm nay mất giá, mất mùa khiến hàng nghìn nhà vườn chung thuỷ với cây càphê hàng chục năm nay lao đao. Báo LĐ viết như sau.
Tại Bình Phước, số hộ trồng càphê chủ yếu tập trung ở các xã Thống Nhất, Thọ Sơn và Đặc Nhau vì khí hậu và thổ nhưỡng ở đây khá ưu đãi cho cây càphê. Những năm vừa qua, càphê rớt giá liên tục, một số hộ chặt đi, một số cầm cự hy vọng một ngày nào đó cây càphê lên giá lại. Mặc khác, số càphê mà họ trồng cũng đã hàng chục năm, người dân chủ yếu vay vốn trung hạn và dài hạn của các ngân hàng nên không dễ gì phá hợp đồng đi được. Đã có nhiều nhà vườn năng động bằng cách trồng xen các giống điều cao sản, cacao hoặc sầu riêng trong các rẫy càphê chờ thời để bán.

Mùa vụ càphê năm 2004 này giá rớt liên tục từ 9 ngàn đồng/kg xuống còn 7 ngàn đồng/kg. Anh Phạm Hồng Việt ở xã Đức Liễu huyện Bù Đăng trồng hơn 5 hecta cây càphê. Theo anh chi phí cho việc bơm nước trong 4 tháng mùa khô, chăm sóc, xịt cỏ, bỏ phân mùa mưa, tiền phân bón, tiền thuê công nhân hái và sấy tróc hạt cứ 1 hecta càphê anh phải bỏ ra từ 11 đến 13 triệu đồng (tuỳ thời điểm phân bón lên giá). Nhưng bình quân 1 ha càphê anh cũng chỉ thu từ 1.5 đến 1.8 tấn. Với mức giá như hiện nay, anh Việt làm khéo mới hoà vốn, còn không thì lỗ. Như vậy, càng trồng nhiều càphê thì càng lỗ nặng. Người có diện tích càphê khá lớn ở huyện Đồng Phú là anh Nguyễn Đức Toàn ở ấp cây Điệp, xã Tân Phước. Năm 1995, anh từ Bà Rịa - Vũng Tàu lên Bình Phước lập trang trại tập trung đầu tư trồng hơn 8ha càphê. Với tính kiên nhẫn không chịu chuyển đổi vật nuôi cây trồng, trong 8 năm qua anh liên tục thua lỗ. Năm nhiều thì 12 - 15 triệu, năm ít thì 6 - 8 triệu đồng. Năm nay, giá dầu cao lên, giá phân bón leo thang, giá nhân công cao hơn mọi năm khiến anh thua lỗ nặng. Do vay vốn của ngân hàng hơn 100 triệu đồng đã đến kỳ đáo hạn, anh đành phải bán đổ, bán tháo khu vườn mà mình đã đầu tư gần chục năm nay lấy 350 triệu đồng để trả nợ ngân hàng và về quê cũ làm nghề biển.
Bạn,
Báo LĐ dẫn lời một nông dân ở Sơn Lang, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng than thở: "Năm nay, cà phê không bằng cà pháo...". Nông dân này đưa ra bài toán nhà trồng có 24 cây cà pháo trước sân do đủ nước cây cho nhiều quả, đến mùa thu hoạch, bán cho những người gần nhà làm dưa muối hết vụ cũng thu trên 100 ngàn đồng mà vốn không cần bỏ ra nhiều. Vì thế có hàng trăm gia đình nông dân ở Bình Phước đang tìm cách chặt cây càphê đi thay thế bằng một loại cây khác có ích lợi hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.