Hôm nay,  

Hiểm Họa Từ Làng Nhang

23/06/200700:00:00(Xem: 2833)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn quận Tân Bình thành phố Sài Gòn, có một khu vực sản xuất nhang lớn nhất thành phốmà dân địa phương gọi là làng nhang Tân Tạo. Tại đây,  kế sinh nhai đã buộc hàng chục con người ngâm mình trong những xưởng sản xuất nhang thủ công đầy bụi và thiếu an toàn lao động. Họ không biết rằng, bụi nhang đang là "kẻ thù" của nhiều căn bệnh nguy hiểm mà họ không hề biết. Báo Tiền Phong ghi nhận  thực trạng của làng nhang này qua đoạn ký sự như sau.

Chạy dọc theo tỉnh lộ 10 đoạn từ phường Tân Tạo A và B của quận Bình Tân là những cơ sở sản xuất nhang thủ công và nhang nhúng lớn nhất ở TP.SG. Không còn ai nhớ rõ ông tổ của nghề này là ai nhưng trải qua hơn 25 năm, giờ đây chỉ còn lại khoảng hơn gia đình theo nghề. 

Phóng viên có mặt tại cơ sở nhang se thủ công ở địa chỉ 1167 khu phố 5, phường Tân Tạo lúc trời nắng như đổ lửa.  5 phụ nữ đang se nhang trong một căn chòi lá nhỏ, ẩm thấp và ngột ngạt bởi mùi hương liệu và bụi nhang. Chị Lâm Thị Bé Ba, 43 tuổi ở khu phố 5 đã có 20 năm trong nghề vừa thoăn thoắt se nhang vừa kể: "Do không có vốn nên tụi tôi chỉ biết đi làm công cho người ta. Mỗi ngày tôi se được khoảng 5 ngàn cây với giá 1ngàn cây được tính 5 ngàn đồng". Theo chị Ba, làm nhang ăn theo công thì mỗi ngày cũng kiếm đủ cơm để lo cho 2 miệng ăn, còn chuyện có của dư của để thì có nằm mơ cũng không dám nghĩ. Chị Ba kể, do đã "ngấm" bụi nhang từ hơn 20 năm nên tháng nào trái gió trở trời cũng ngã bệnh, vì thế có lúc phải chạy vạy đủ đường để lo thuốc thang. "Nhiều lần đi khám, uống thuốc là hết, nhưng ở đây chẳng ai biết bụi nhang là "thủ phạm" gây bệnh nên còn sức ngày nào thì cứ làm ngày ấy để mưu sinh", chị Ba bùi ngùi.

Không chỉ chị Ba, chị Nguyễn Thị Thủy 38 tuổi và chị Nguyễn Thị Như 39 tuổi đều ngụ ở khu phố 5 cũng cùng chung nỗi lo: "Đã sinh nghề thì có tử nghiệp". Chị Thủy cũng đã có 15 năm trong nghề se nhang công cho người khác. Chị nói rằng: "May mà ông trời còn thương cho sức khỏe dồi dào chứ ngã bệnh chẳng biết tiền đâu để trang trải. Việc làm nhang trông nhẹ nhàng nhưng độc hại lắm! Nhưng không làm cũng chẳng biết làm gì!".

Bạn,

Cũng theo ghi nhận của phóng viên báo TP, tại một cơ sở nhang ép ở khu phố 6 của làng nhang, phóng viên chứng kiến hàng chục người làm nhang lấm lem bụi đang đùn nhang và lăn áo bột, làm việc trong môi trường chật hẹp, mật độ bụi nhang dày đặc rất mất vệ sinh và thiếu an toàn phòng chống cháy nổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.