Hôm nay,  

Hạn Lớn Sau Lũ Nhỏ

23/10/201000:00:00(Xem: 2950)

Hạn Lớn Sau Lũ Nhỏ

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, vào  trung tuần tháng 10 vưà qua, các nhà khoa học đã có chung nhận định rằng lũ năm nay ở  miền Tây Nam phần thuộc dạng thấp kỷ lục. Hàng loạt nguy cơ được báo động cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, rõ nhất sau lũ nhỏ là nguy cơ hạn lớn.  Báo SGGP  ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Từ năm 2000 tới nay mực nước từ sông Mê Kông đổ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long qua sông Tiền và sông Hậu thấp dần. Năm ngoái, sau lũ nhỏ, đồng bằng sông Cửu Long  đã hứng chịu hạn hán và mặn xâm nhập nghiêm trọng. Năm nay nhiều nơi mực nước lũ thấp hơn trung bình nhiều năm đến 1m. Và kịch bản "đại hạn" sẽ quay lại với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ  đồng bằng sông Cửu Long, một số vùng của Thái Lan, Lào, Campuchia cũng cùng cảnh ngộ và mức độ nghiêm trọng hơn. Đây là hệ quả nhãn tiền từ việc một số nước xây dựng đập trên sông Mekong. Năm ngoái, mùa khô kiệt, tuyến đường thủy sông Mê Kông phải ngưng hoạt động.


Trước mắt nhiều lão nông ở Đồng Tháp, An Giang đã than phiền, chi phí vệ sinh đồng ruộng, thuốc bảo vệ thực vật sẽ tăng cao khi lũ nhỏ. Nhiều làng nghề truyền thống chuyên khai thác và mưu sinh nhờ lũ cũng trở nên thất bát. Song, hàng loạt vấn đề chưa đánh giá hết tác động khi đồng ruộng không được vệ sinh, lượng phù sa bồi lắng giảm nghiêm trọng.
Năm ngoái khi lũ nhỏ, mùa kiệt có hơn nửa triệu hécta đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long gặp khô hạn và cần hỗ trợ bơm tưới. Nhưng nguy hại hơn, khi lũ nhỏ xảy ra, nước mặn sẽ xâm nhập theo tỷ lệ nghịch - nhiều nông dân và một số nhà khoa học gọi là "lũ mặn"! Lũ mặn đã làm mất trắng nhiều diện tích trồng lúa ở Kiên Giang, Bạc Liêu hồi năm ngoái. Lũ mặn cũng xâm nhập sâu vào cửa sông tiếp giáp với biển và trực tiếp đe dọa nước sinh hoạt của nhiều đô thị lớn như thành phố Cần Thơ, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang).
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, phải đánh giá lại các hệ thống thủy lợi, từ đó đầu tư nâng cấp, cải thiện để chủ động đối phó với hạn mặn.  Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang còn đề nghị Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cho tỉnh Hậu Giang phối hợp với cơ quan nghiên cứu thực hiện dự án trữ nước ngọt trên hệ thống kinh trục. Ý tưởng mới này cũng là hồi chuông báo  động về mức độ khốc liệt của hạn - mặn sẽ trầm trọng hơn trong tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.