Hôm nay,  

Chống Hạn Trên Sông

28/11/200400:00:00(Xem: 5261)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong vòng gần 50 năm nay, vào tháng 11/2004, do hạn hán, nước sông Hồng cạn thê thảm nhất. Những cư dân ở Hải Dương thuê đất trồng trọt trên bãi giữa đang lao đao thay trời làm mưa, mất ăn mất ngủ lo bảo vệ hoa màu khỏi chết cháy. Báo Lao Độngviết như sau.
Sông Hồng cạn, bãi giữa nổi lên như quả núi mọc giữa lòng sông. Nước sông đã rời xa ruộng rau bãi ngô tới nửa km. "Bây giờ có đồng nào là chúng tôi cóp nhặt mua ống, mua thêm bơm, mua dầu hết. Mỗi ngày tiêu tốn gần chục cân dầu để chống hạn. Trời không mưa mà sông cứ ngày một cạn thế này thì biết trông vào đâu bây giờ" - người đàn ông tên Đạt vừa than thở, vừa chỉ vào cái máy bơm chạy quá tải đang bốc khói ngùn ngụt... Đứng ở đầu mũi bãi giữa thuộc phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội, phóng tầm mắt chỉ thấy bãi cát: nơi đây, sông Hồng chia làm hai nhánh chỉ nhìn thấy còn như hai dòng kênh nhỏ! Bãi cát lan ra ngày một rộng. Có chỗ rộng tới cả kilomet vuông. Những con "rồng đá" kè bờ khi xưa thỉnh thoảng lại cựa mình vì đất dưới chân sạt lở. Đá từ bụng rồng lăn ra cồng cộc, khô khốc như đá mồ côi lăn trên núi vùng cao... Những ngày này tàu thuyền qua lại trên sông gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là những tàu trọng tải lớn. Anh Tám, người chở đò ngang sang bãi cắm cây sào giữa lòng sông đo nước ở giữa dòng bên phía Tứ Liên chỉ còn chưa đầy 5m. Lòng sông hẹp tới mức hai người đứng hai bên có thể nói chuyện với nhau một cách dễ dàng mà không cần bắc tay làm loa...

Từ chân cầu Long Biên "lội" ngược sông Hồng về phía thượng nguồn khoảng 30km là đến đảo cò. Cái tên gọi của một đảo cát nổi giữa sông Hồng rộng hàng trăm hecta, thuộc địa bàn huyện Đan Phượng Hà Tây. Bao năm nay phù sa bồi đắp, cây cối xanh tốt chim chóc kéo về làm tổ . Hàng triệu con chim cứ chiều về chao liệng đen kịt cả bầu trời, náo nhiệt cả dòng sông rồi đáp xuống đảo... Cái tên đảo cò cũng từ đó mà có. Cụ Nguyễn Văn Hải gắn với đảo cò từ nhỏ vừa đẩy lồng nuôi cá ra xa bờ cho thuyền chở phóng viên cập bến vừa bảo: "Các chú lên đảo đừng hút thuốc nhé kẻo xảy ra hoả hoạn đấy". Nhìn từ xa cây trên đảo chỉ còn màu bạc trắng. Lội hơn cây số đất rạn chân chim, tiếp tục vượt qua bãi cát nóng bỏng từ sông mới lên được đảo. Trước mắt chúng tôi là một rừng lau sậy cao tới 2-3m khô quắt queo dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ cần sơ ý đánh rơi một tàn lửa nhỏ là có thể thiêu rụi cả đảo. Đàn chim ngày xưa có phải vì thế mà buồn bã bay tìm nơi ở mới"
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: Đảo hoang vu như chưa có dấu chân người. Anh Nguyễn Văn Hoa lái thuyền cho biết: "Mấy năm trước dân quanh vùng còn lên đảo khai hoang trồng trọt nhưng hai năm nay sông ngày một cạn hơn, thiếu nước, đảo ngày một phình ra, gần lấp kín sông. Chẳng hiểu sao phù sa đi đâu hết chỉ còn lại toàn cát là cát! Mọi người phải bỏ lại cả những khu đất đã khai phá. Đảo vốn vắng vẻ lại càng hoang vắng hơn..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.