Hôm nay,  

Di Tản Mùa Mưa Bão

12/08/200900:00:00(Xem: 3057)

DI TẢN MÙA MƯA BÃO
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, người dân ven các sông và những khu vực thường xuyên bị sạt lở ở tỉnh Quảng Nam lại phập phồng đối phó với nạn sạt lở đất. Trong mùa mưa bão, cư dân nhiều khu vực phải lo di tản vì bờ sông sạt lở nặng, nhà cưả, đất đai bị nước cuốn trôi. Nhiều nơi bị tàn phá  nặng do lũ quét. Báo Người Lao Động ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Mỗi khi có mưa lớn, người dân sống ven sông Thu Bồn thuộc  một khu vực Đá Núc - Phú Đa, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên lại lo di tản vì sợ sạt lở đất. Năm trước, 15  gia đình cư dân ở đây đã phải "bỏ của chạy lấy người" vì nhà cửa của họ bị nước cuốn sạch. Bờ sông Thu Bồn qua xã Duy Thu cũng bị nước khoét sâu 5-10 m, có nơi xói lở 500 m, tạo thành những vực sâu hoắm. Chỉ tay về phía những gốc tre trơ rễ nổi trên xoáy nước, chủ tịch UB xã Duy Thu Nguyễn Tấn Vinh cho biết: "Với mức độ sạt lở như hiện nay, 200  gia đình  và hàng trăm hecta đất sẽ bị đe dọa trong đợt lũ tới. Nghiêm trọng hơn là tuyến đường ĐH7 - tuyến giao thông chính trên địa bàn xã - cũng sẽ đổ ập xuống sông".


Hơn 100 gia đình dân ven sông Trường tại xã Trà Giang và các thôn 1, 2 của thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My) cũng đang phập phồng do dòng chảy của sông bỗng lệch hẳn sang hướng Đông. Đợt lũ trái mùa đầu năm 2009 đã làm cho 30 ha đất ven sông bị cuốn trôi. Tại nhiều đoạn, dòng sông ăn sâu vào nền nhà dân. Do ở vùng núi cao, lòng sông hẹp, có mưa to thường xảy ra lũ quét rất mạnh, lực lượng cứu nạn của địa phương phải ứng trực 24/24 giờ để lo di tản dân.
Vùng hạ lưu của các sông Thu Bồn, Trường Giang, Ly Ly, Bà Rén, Vu Gia cũng có nhiều điểm xung yếu  Trong khi đó, lo nhất vẫn là vùng sạt lở đất tại các khu tái định cư ở các xã Màcooih, huyện Đông Giang, và xã Dang, huyện Tây Giang. Trong đợt mưa bão năm 2008, 4 nhà dân ở khu tái định cư Alua đổ ụp xuống lòng hồ, tuyến đường về khu tái định này bị cắt đứt, nay vẫn chưa được tu bổc. UB xã Dang báo động: "Khi trời mưa to, trụ sở uỷ ban xã, trường trung học cơ sở và trạm y tế xã cùng nhiều nhà dân có nguy cơ sạt lở cao. Khi bị sạt lở nặng thì hàng trăm người dân không biết dời đi đâu".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, sau cơn lũ trái mùa đầu năm 2009, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên huy động hàng trăm lao động và hơn 2 ngàn cây tre đóng cừ dọc khu vực xói lở nặng, dùng hàng trăm mét khối cát để tu bổ  bờ sông ở thôn Phú Đa.  Theo uỷ ban xã, đây chỉ là giải pháp "chữa cháy", chỉ có xây bờ kè mới chống đỡ nổi tốc độ xâm thực của sông Thu Bồn hiện nay, nhưng làm 1 km kè thì tốn ít nhất 3 tỉ đồng, ngân sách địa phương không kham nổi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.