Hôm nay,  

Xe Mì Hơn 65 Năm

18/11/200400:00:00(Xem: 5077)
Bạn,
Trên địa bàn quận 11 TPSG, khi đi ngang đường Lê Đại Hành, vào buổi tối, khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo, bất kỳ ai cũng có thể thấy trước con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín những bàn ăn. Và ai cũng dễ tưởng rằng đó là khách của những xe bán thức ăn gần đó, nhưng không phải. Đó là khách đến ăn mì Xiêu Ký, xe mì được đặt sâu tận cuối hẻm, xe mì đã có hơn 65 tuổi thị trường. Báo Người Lao Động viết về xe mì này qua đoạn ký sự như sau.
Xiêu Ký là tên chính của quán mì này nhưng dường như nó không được ai biết đến. Người ta quen gọi nó là mì Tư Ky vì người sáng lập ra quán mì này tên là Tư Ky. Quán mì do một thanh niên người Hoa mở ra vào cuối những năm thập niên 30 của thế kỷ trước. Cái tên Tư Ky hiện giờ đã quen thuộc đến mức người ta gọi hẻm 66 đường Lê Đại Hành là hẻm Tư Ky. Đến nay, quán mì này đã được truyền lại đến đời thứ ba. Chủ quán hiện giờ là ba anh em gọi ông Tư Ky bằng ông nội.

Như những nơi bán hủ tiếu mì khác, mì Tư Ky cũng có giá, có hẹ và xà lách kèm theo nhiều loạåi phụ gia nhưng người ăn sẽ thấy lạ là mì không bị nở dù cho có ăn chậm thế nào. Cọng mì rất giòn và lạ nữa là không làm thực khách khó chịu vì bị dính răng. Ăn mì Tư Ky không giống mì ở bất cứ nơi nào vì mỗi ngày cháu nội ông Tư Ky phải mất khoảng ba giờ để biến bột nguyên liệu, trứng và phụ gia thành sợi mì. Nếu ăn mì khô ở đây mà bỏ qua chén nước lèo trong vắt, đầy hành nhưng thật ngọt, thật ngon thì sẽ lãng phí lắm. Và cũng đừng quên cho thật nhiều giấm đỏ vào mì khô, cũng chẳng ai giải thích được rằng tại sao cho nhiều giấm đỏ thì mì sẽ ngon hơn. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm riêng mà ai đã từng một lần ăn mì ở đây sẽ khó mà quên được.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: từ Bệnh viện Chợ Rẫy nhìn thẳng qua là thấy đường Lê Đại Hành, đi bộ vài bước là đến hẻm Tư Ky, gần hẻm Tư Ky là nhà xác cũ. Vì vậy mà không riêng gì bác sĩ, cả những người ở quanh Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gọi quán mì này bằng cái tên khá rùng rợn là mì "nhà xác". Hầu như đêm trực nào vào khoảng 1-2 giờ sáng, sau ca mổ cấp cứu, một vài bác sĩ nội trú lại rủ nhau đi bộ ra ăn mì. Trời hơi se lạnh, những bác sĩ trẻ thì đói vì thức đêm xen lẫn cái mệt và niềm vui nhỏ sau khi hoàn thành ca mổ cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam "cảm thán": "Trong khi chờ đợi, nhìn anh bán hàng múa cặp đũa và cái vợt để trần mì, nhấm nháp chút trà nóng và nuốt nước miếng nữa, hạnh phúc nhiều khi bắt đầu từ những việc rất nhỏ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.