Hôm nay,  

Sống Dưới Gầm Cầu

26/05/200900:00:00(Xem: 2958)

SỐNG DƯỚI GẦM CẦU

Bạn,
Trên địa bàn nội thành Sài Gòn, ngay dưới những gầm cầu bắc qua sông, rạch nối liền những con đường với các làn xe cộ tấp nập, phố xá nhộn nhịp cùng những tòa cao ốc lại đang là nơi mưu sinh, trú ngụ của không ít phận đời, phận người lầm lũi, trôi dạt như ghi nhận của báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau..
Hằng đêm, dưới gầm cầu Ông Lãnh, bên phía quận 4, TP.SG người ta luôn thấy một bà lão nằm ngủ còng queo trên chiếc xe đẩy. Cái tên của bà cụ đã 64 tuổi này cũng hao hao như cuộc đời bà vậy: Nguyễn Thị Lem. "Nhà" của bà Lem ở phía sau hàng rào bằng tôn của công trình xây dựng. Đó là một góc nhỏ hẹp ẩm thấp, ôm chân một trụ cầu. Bên trong "nhà" chỉ có một bàn thờ ông Địa buộc vào hàng rào sắt của công trình, hai thùng xốp kê lên để đựng mấy bộ quần áo cũ. Đáng giá nhất là cái hũ sành đựng mấy chiếc nồi nhôm nhỏ. Những thứ này người ta cho mấy năm nay nhưng bà Lem chỉ nấu nướng một, hai lần rồi lại chà sạch cất vào hũ. Từ nhỏ, mỗi ngày bà chỉ ăn một bữa nên đã quen, ai cho gì ăn nấy...


Năm 1968, bà Lem bị một vết thương làm một bên chân bị tật, không thể co được khi ngồi. Chồng mất khi bà Lem mới 34 tuổi. Nhà của bà trước ở  phường 7, quận.4. Sau khi giải tỏa được đền bù ít tiền, bà chia hết cho năm người con rồi ra chân cầu này ở. Bà không thể rời xa gầm cầu này với suy nghĩ rất thuần chất nhà nông: "Cha sanh mẹ đẻ ở vùng đất này, chết cũng ở đây, sao dứt nổi mà đi". Ngày ngày bà Lem bán dừa mướn ở chợ Xóm Chiếu, được người ta trả 20 ngàn đồng.  Bà lại còn cưu mang thêm đứa cháu ngoại. "Mẹ nó lấy chồng khác rồi thảy con cho tôi nuôi, chẳng ngó ngàng gì nữa...", bà Lem buồn buồn kể. Suốt mười năm nay, hai bà cháu tắm rửa nhờ nhà bà con trong xóm. Nước uống, sinh hoạt hằng ngày thì mua 2 ngàn đồng được hai thùng nước. Tối, bà ngủ dưới gầm cầu trên chiếc xe đẩy bán dừa ban ngày, thuê 3 ngàn đồng/đêm.
Cũng ở góc gầm cầu Ông Lãnh, bên phía quận 1, vợ chồng anh Tuấn và con trai 7 tuổi đang ngồi chồm hổm ăn cơm tối. Sau lưng họ là hàng rào lưới sắt của bãi giữ xe. Còn trước mặt là bãi để xe rác của đội vệ sinh công cộng. Bữa tối chỉ có rau cải xào và nồi canh rau muống. Đó là những thứ còn ế trong phiên chợ chiều nay. Chưa tới 9 giờ 30 tối nhưng muỗi hoành hành đến nỗi ngồi không yên vì... ngứa. Anh Tuấn giăng mùng trên chiếc xe đẩy (dùng bán rau) cho vợ và con chui vào ngủ. Vợ anh phải nằm nghiêng để con có chỗ nằm. Đôi bàn chân của chị vẫn nhoi ra chiếc giường xếp, nơi ngủ của anh Tuấn.
Bạn,
Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thêm  tình cảnh của một gia đình  cư dân tên Sơn  sống dưới gầm cầu Kênh Tẻ, quận 7.. Căn nhà "của vợ chồng cư dân này chỉ có một chiếc võng xếp mượn tạm cho thằng con út ngủ, còn một cái chiếu cũ đã rách, đầy bụi bẩn lót trên mấy miếng ván ép cong queo là nơi ngủ của cả nhà hằng đêm.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.