Hôm nay,  

Bán Cỏ Kiếm Sống

24/09/200800:00:00(Xem: 4168)
Bạn,

Theo báo SGGP, tại vùng ngoại thành phố Sài Gòn, trên các tỉnh lộ đi qua địa phận các huyện Hóc Môn, Củ Chi, có những cánh đồng cỏ ngút ngàn, chạy dài xa tít mắt. Hàng ngày, nhiều nông dân nghèo kiếm sống bằng nghề cắt cỏ để bán cho những gia đình nuôi trâu bò. Và chiều về, trên các bến sông, chân cầu nhộn nhịp những phiên chợ chỉ bán cỏ nhóm họp.  Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh chợ cỏ tại ngoại thành Sài Gòn  như sau.

Tại xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi cho biết, ông Tám Ngọc cho biết nhà ông nuôi 80 con bò sữa, mỗi ngày mỗi con ăn khoảng 30kg cỏ tươi. Cắt cỏ không nổi, vả lại cỏ nhà cũng mọc không đáp ứng nổi nên ông phải mua thêm 300 bó cỏ mỗi ngày. Nhưng ông bận túi bụi không có cả thời gian đi mua cỏ, việc ấy đều giao khoán cho vợ chồng Phi -Minh chủ chợ cỏ Bình Mỹ. Minh hơn 30 tuổi, vừa là chủ, vừa kiêm luôn tài xế xe công nông chở cỏ từ chợ đến các chuồng trại. Năm 2002, thấy nhu cầu về chăn nuôi bò sữa phát trển mạnh ở Củ Chi và Hóc Môn nhưng thiếu đồng cỏ cho bò. Từ đây, Minh nảy ra ý định chiêu mộ những người vô công rỗi nghề đi cắt cỏ thuê mướn đem về bán cho Minh tại bến cầu Mười Lến (Bình Mỹ, Củ Chi). Dần dần đội ngũ này đông lên và việc chợ cỏ Mười Lến cũng ngày một phình to ra. Minh thầu tất cả những ghe cỏ đến đây bán và hàng ngày với 4 chiếc xe công nông rong rủi trên các con đường nông thôn ở hai huyện Củ Chi, Hóc Môn để mang cỏ từ chợ đến với các chuồng trại.

Tại chân cầu Tân Thạnh Đông (Củ Chi), hiện nay cũng xuất hiện một phiên chợ cỏ. Tại đây, đội quân cắt cỏ và cả người trồng cỏ chuyên nghiệp cứ chiều về là mang cỏ ra đây bán. Cảnh trên bến, dưới thuyền tấp nập tòan cỏ là cỏ, người mua cỏ chỉ đến cười nói rôm rả hoặc ra ký hiệu rồi mang cỏ ra về, không hề có âm thanh chát chúa nào như ở các chợ khác. Người nuôi bò trong vùng cứ chiều về là chạy ù ra đây mua cỏ chở về chuồng trại cho bò ăn cử đêm. Anh Nguyễn Văn Phú (Tân Thạnh Đông), nuôi 30 con bò sữa thường đến đây mua cỏ mang về, tâm sự: "Những hôm mưa dầm mù trời, hay bận đi đám tiệc không cắt cỏ được, cánh nông dân tụi tui bí quá cứ chạy thẳng ra đây mua mấy chục bó cỏ về cho bò sữa ăn. Nhờ vậy mà lượng sữa ở chuồng bò ở nhà luôn ổn định và đủ chất béo. Công ty không thể ép giá được."

Hiện nay đàn bò sữa ở TPSG đạt trên 65 ngàn con, nhưng muốn đạt sản lượng 4 ngàn 500kg sữa/chu kỳ/con để đáp ứng khoảng 10% thị phần sữa tươi trong nước thì mỗi ngày một con bò phải ngốn từ 30- 35kg cỏ, và lượng cỏ cung cấp mỗi ngày tối thiểu phải trên 2 ngàn tấn. Vì thế nhu cầu cỏ hiện tại và cả trong thời gian tới là một thị trường rộng lớn.

Bạn

Cũng theo báo SGGP, những cánh đồng cỏ từ Củ Chi đến Hóc Môn cứ lan rộng và một màu xanh của các loại cỏ ngút ngàn chạy dài xa tít mắt theo bước chân của những nông dân trồng cỏ, bởi nó là nguồn nguyên liệu chính nhưng hẳn vẫn rất "khiêm tốn" như không thể nào đáp ứng nỗi cho hơn 65 ngàn con bò sữa hiện nay của thành phố Sài Gòn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.