Hôm nay,  

Sông Cũng Bị ‘cắt Bán’

16/04/200400:00:00(Xem: 5532)
Bạn,
Chuyện này xảy ra tại 1 xã ở miền Bắc VN. Đó là xã Xuân Cẩm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cả xã có bốn thôn ven sông thì đã có ba thôn cắt bán sông thuộc địa phận thôn mình. Các thôn trưởng của ba thôn này đã áp dụng lệ làng hơn phép nước, tự ký hợp đồng bán phần sông chảy qua địa phận của thôn cho các chủ tàu khai tác cát. Số tiền thu từ hợp đồng bán sông được các quan thôn bỏ vào quỹ riêng. Trước hiện trạng này, các quan chức xã, huyện cũng chào thua, vì rằng luật lệ về bảo vệ tài nguyên không rõ ràng, các chủ tàu và thương nhân khai thác cát cũng đã đóng hụi chết cho các toán tuần tra đường thủy. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Các thôn cắt bán sông là thôn Cẩm Hoàng, Xuân Biều và Cẩm Bào.Thôn Cẩm Hoàng bán phần sông của thôn mình cho chủ tàu cuốc Nguyễn Trọng Công với giá 50 triệu đồng vì ở khu vực này có rất nhiều cát và sỏi. Theo hợp đồng, ông Công được phép cho ba tàu khai thác trong ba tháng và phải khai thác cách bờ 40m. Nhưng trên thực tế đoạn sông này có nhiều nơi chỉ rộng hơn 100m và càng vào sâu hai bên bờ sông thì càng nhiều cát, nên tình trạng chủ thuyền vi phạm hợp đồng thường xuyên xảy ra, nhất là vào ban đêm.

Thôn Xuân Biều cũng cắt bán sông với giá 80 triệu đồng cho bốn tàu và được khai thác trong tám tháng. Thôn Cẩm Bào cũng bán phần sông của mình cho chủ tàu cuốc Đỗ Văn Tân với giá 40 triệu đồng và khai thác trong tám tháng (vì phần sông ở đây ít cát hơn những khu vực xung quanh), ông Tân đã trả trước cho Cẩm Bào 36 triệu.Theo bí thư xã Xuân Cẩm thì "việc trưởng ba thôn trên tự ý cắt bán sông thuộc địa phận quản lý của thôn mình không được UB xã thông qua bởi xã và huyện không có thẩm quyền bán".
Trước tình trạng khai thác bừa bãi như vậy, trưởng công an xã Xuân Cẩm cũng tỏ ra bất lực: "Địa phương đành bó tay vì cấm không được, lực lượng công an viên mỏng, lại không có các phương tiện tàu thuyền để xuống sông áp sát các tàu cuốc và lập biên bản xử phạt". Hơn nữa, cũng theo trưởng công an xã Xuân Cẩm, thẩm quyền xử phạt của xã chỉ được giới hạn ở mức tối đa 500 ngàn đồng, mức phạt này chẳng thấm tháp vào đâu bởi trung bình cứ một thuyền sỏi được bán với giá 1 triệu đồng, một thuyền cát giá 400 ngàn - 500 ngàn đồng. Vì vậy các chủ thuyền luôn sẵn sàng nộp phạt.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, địa bàn xã Xuân Cẩm là khu vực có nhiều đoạn đê xung yếu, đặc biệt là đoạn đê trên khu vực đầm Sen (giữa thôn Cẩm Xuyên và thôn Cẩm Bào), đã được tỉnh đầu tư hàng tỉ đồng và hằng năm đều phải huy động sức lao động của nhân dân gánh đất, đá đắp đê, kè chắc chân đê. Báo TT nêu câu hỏi: Liệu những con đê này có đứng vững trước nạn bán sông cho các chủ khai thác cát một cách bừa bãi" Và câu trả không tìm được lời giải từ các cơ quan chức năng địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.