Hôm nay,  

Hương Vị Bạc Liêu

10/03/200800:00:00(Xem: 6159)

Bạn,

Theo báo Cần Thơ, tại miền Tây Nam phần, Bạc Liêu là một trong những đô thị giữ nhiều nét cổ.  Đặc biệt là khu  Tây được xây dựng từ trước 1945  với kiến trúc riêng của những năm đầu thế kỷ 20, hài hòa với những dòng sông rạch ở địa phương này.  Báo Cần Thơ  đã ghi nhận về những đặc điểm  nhân văn của Bạc Liêu như sau.

 Trước năm 1945, Bạc Liêu có nhiều đại điền chủ, trong đó có Trần Trinh Huy, còn gọi là "Hắc công tử" đã thành danh "Công tử Bạc Liêu" ăn chơi khét tiếng với nhiều giai thoại lý thú, lạ đời còn lưu truyền cho tới hôm nay.Nhà công tử Bạc Liêu  nay đã được sửa chữa thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Phòng của công tử Bạc Liêu có một ban công rộng. Từ đó có thể nhìn thấu qua sông Bạc Liêu, nơi xưa kia cá chốt nổi đầy râu. Phía sau khách sạn là một khu vườn khá rộng với nhà hàng và các "chòi" cà phê nho nhỏ, yên tĩnh trong không gian thoáng đãng.

Mảnh đất Bạc Liêu được khai phá từ đầu thế kỷ 18, từ xa xưa, người dân đã trồng nhãn da bò trái nhỏ, vỏ vàng, mỏng, cùi dày, mọng nước, vỏ mỏng, ngọt mát, hương vị đậm đà. Sau muối, nhãn da bò là đặc sản nổi tiếng của Bạc Liêu, tập trung ở Giồng Nhãn. Giồng Nhãn là một giồng cát được hình thành từ bờ biển cổ, dài 10 cây số, rộng khoảng 230 hécta nằm trên hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thị xã Bạc Liêu và cách trung tâm thị xã khoảng 8 cây số.

Lâu nay, Nhà Mát- Giồng Nhãn là điểm du lịch cho người địa phương và du khách. Nhà Mát là nơi nghỉ ngơi của những  quan chức người Pháp tại đây trong thời Pháp thuộc.

Lẫn trong bóng mát um tùm của những cây nhãn cổ thụ hàng trăm tuổi, gốc xù xì, uốn éo, là những mái lá, mái bạt nhựa nối liền nhau, che phủ những chiếc bàn gỗ, bàn inox cùng những chiếc ghế và nhiều, rất nhiều những chiếc võng buộc chặt vào hai thân nhãn, sẵn sàng phục vụ du khách. Ngoài việc thưởng thức vị ngọt nước dừa, khách tới đây ai cũng khoái khẩu với những chiếc bánh xèo vàng ươm, giòn rụm. Bánh xèo Giồng Nhãn nổi lên vài "thương hiệu" như A Mật, Yến Nghi, đổ rất khéo, cắn miếng nào, chỗ nào cũng nghe tiếng vỏ bánh bể giòn trong răng. Tép xứ này có vị ngọt mặn của muối Ba Thắc nổi tiếng nên làm ngất ngây vị giác. Rau sống trồng trên đất giồng hiếm nước nên giòn thơm.

Bạn,

Cũng theo báo Cần Thơ, có hai câu ca dao nổi tiếng nói về vùng Bạc Liêu được nhiều người thuộc nằm lòng, đó là: "Bạc Liêu là xứ quê mùa. Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu". Theo truyền thuyết, người Tiều từ Triều Châu, Quảng Đông, Trung Hoa đã vượt biển tới đây dựng làng mở ấp, lập nghiệp bằng nghề hạ bạc. Họ gọi quê mới theo tiếng Tiều của mình là Pò Léo, nghĩa là chài lưới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.