Hôm nay,  

Săn Chuột Mùa Lũ

24/10/200400:00:00(Xem: 5065)
Bạn,
Tại miền Tây, ở vùng Đồng Tháp Mười, hoạt động săn bắt chuột diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhất là vào đầu mùa lũ. Khi nước tràn vào mặt ruộng, chuột đồng rút lên gò cao, sống nấp trong lau sậy um tùm hoặc làm tổ trên những thân cây tràm, cây gáo. Người ta gọi hiện tượng này là nước lên, chuột lên. Báo SGGP viết như sau.
Hôm phóng viên về huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã nghe râm ran chuyện bủa lưới giăng câu và săn bắt chuột. Vùng này nhiều diện tích đất canh tác trũng lại có nhiều gò cao giữa đồng hoang đầy năn, đế, sậy, những khu rừng tràm bạt ngàn là nơi ẩn náu của loài chuột khi bị nước lũ "rượt". Dân bắt chuột ở Tháp Mười đã đạt đến mức chuyên nghiệp. Nghề bắt chuột cho thu nhập khá đồng thời cũng góp phần tiêu diệt bớt lũ chuột để qua vụ đông-xuân chúng đừng phá lúa... Ông Hai Kim, một lão nông ở xã Mỹ Hòa nói với phóng viên: "Đã vô mùa từ một tháng nay rồi. Trai tráng trong xóm bây giờ ban ngày vô đồng bắt chuột, chiều tối mới về nhà. Tụi nó làm rậm rịch vui lắm! Đứa nào cũng rủng rỉnh tiền từ nghề bắt chuột ..."
Cũng theo ông già Hai, bắt chuột mùa này ở vùng Đồng Tháp Mười có ba cách đơn giản mà độc đáo. Khi phát hiện chuột tập trung ở một gò đế, bờ sậy nào đó, người ta tiến hành bao lưới hoặc đăng tre xung quanh, có chừa những lỗ trống cài sẵn chiếc rọ. Xong xuôi rồi thả chó săn chuột vào "càn" đồng thời dùng sào tre chọc vào bên trong. Nếu gặp những nơi cỏ quá dầy thì dùng "hỏa công", chuột chỉ còn có nước chui đầu vào rọ. Người bắt chuột bằng cách này được gọi là "dân dí" (dí cù). Họ thường trúng lớn, đôi khi chỉ một gò mà thu được hàng trăm con chuột. Cùng bắt chuột trên gò cao còn có "dân bẫy". Đây là những người dùng bẫy sắt, bẫy tre đặt theo lối cỏ rạch sẵn. Bẫy thường được đặt vào ban đêm, cứ sáng sớm là người ta đến gỡ bẫy bắt chuột. Riêng cách bắt chuột của "dân ná" có phần độc đáo và phạm vi hoạt động rộng hơn. Họ dùng chĩa đâm chuột ở trong cỏ, trên cây, dưới nước...

Phóng viên theo một nhóm "dân ná" ở Mỹ Hòa thử làm một chuyến săn chuột Đồng Tháp Mười. Nhóm có 7 người và 1 con chó, đi trên 2 chiếc xuồng nhỏ, chống men theo những con rạch dẫn vào đồng sâu. Út Trì, người đàn ông nhỏ con, đen đúa, lớn tuổi nhất trong nhóm nói với tôi: "Tao phân công chú mày làm thợ giữ rọng. Ở đây đứa nào cũng có việc hẳn hoi , ba thằng chạy dàn ngoài, ba thằng cùng với con chó là thợ bắt chính".Không phải đợi lâu, sau gần 1 giờ chống xuồng, phóng viên chứng kiến ngay cảnh "dàn trận" bắt chuột đồng. Đầu tiên, con chó lùng sục phát hiện ra địa điểm có chuột, một bờ đất cặp theo cái đìa rộng có mấy cây gáo nhỏ bị bao phủ bởi dây leo. Thợ săn nhanh chóng cầm lấy chĩa sáu (6 mũi), sào, rọng chuột nhảy lên bờ. Họ đứng bao quanh khu đất trong thế sẵn sàng.
Bạn,
SGGP viết tiếp: săn bắt chuột đồng bây giờ quả là đầy hứng khởi, mặc dù sản lượng thu được chưa thấm gì so với thời Đồng Tháp Mười còn hoang hóa. Điều quan trọng là chuột hiện nay đã có thị trường rộng, nên săn chuột có thu nhập khá... Ngoài dân nông thôn miền Tây vốn sành điệu các món chuột đồng, dân nhậu ở thành thị đang có xu hướng khoái khẩu loại mồi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.