Hôm nay,  

Làng Tơ Tằm Xơ Xác

04/10/200700:00:00(Xem: 3179)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tỉnh Quảng Nam có làng nghề truyền thống dâu tằm tơ tuổi nghề hàng trăm năm ở huyện Duy Xuyên. Qua bao thăng trầm, làng nghề này dang tiêu diều vì giá tơ giảm  mạnh, thị trường mua bán mịt mù.  Ngoài ra, do tơ dệt thủ công, công nghệ lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm làng nghề tơ tằm Duy Xuyên mất khách.  Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về làng nghề này trích như sau.

Trở về Duy Xuyên những ngày này, cảnh những nong tằm tràn dầy dường phơi nắng không còn như xưa. Nong dựng tằm dựa lưng vào tường nhà mốc meo hoặc cất giữ dưới trần nhà. Những bãi dâu dọc bãi bồi sông Thu Bồn không còn xanh mướt vì bị bỏ hoang hoặc một số gia dình cư dân dã chặt gốc, giữ lại giống dể giảm lỗ công chăm sóc. Chuyên viên Phòng kinh tế huyện Duy Xuyên Huỳnh Văn Ánh nhìn nhận tình trạng này ập dến làng nghề quá nhanh. Ông Ánh cho biết diện tích trồng dâu từ 111 hécta cuối năm 2006, nay chỉ còn 66,4 ha bởi người dân không dủ lực dể deo bám nghề dầy rủi ro này. Ở một số vùng, người trồng dâu dã chặt gốc trên 50% diện tích.

Những chủ kéo tơ cũng trầy trật không kém. Hàng trăm máy của hai Hợp tác xã ươm tơ Duy Trinh và Hợp tác xã ươm dệt thị trấn Nam Phước im lìm tiếng thoi dưa. Bốn cơ sở kéo tơ tư nhân của huyện với gần 200 công nhân dắp chiếu lò kéo tơ thủ công, các máy kéo tơ lúc quay lúc dứng. Một trong những cơ sở cầm chừng với nghề kéo tơ là cơ sở của ông Nguyễn Một. Cơ sở này trước dây có 40-45 công nhân, giờ chỉ giữ lại 15 người nhưng lắm khi chuyển sang nghề làm chổi quét nhà. Ông Nguyễn Một, chủ cơ sở lớn nhất ở Duy Xuyên, chỉ vào một dống to tơ trên 2 tấn chưa bán dược, rồi nói: "Phải vay ngân hàng 300 triệu dồng mua kén dến kỳ hạn cho dân dể họ bớt lỗ, phần mình làm cầm chừng dể giữ người, giữ... khói lò". Cơ sở có 10 máy dệt, trước dây mỗi ngày dệt từ 10-15m lụa. Một chủ cơ sở khác tên là Bùi Văn Thành cay dắng nói: "Muốn mua tơ của dịa phương vừa có giá hợp lý, vừa chủ dộng nguồn nguyên liệu, giải quyết lao dộng cho  bà con nhưng dành chịu. Bởi khi dệt lụa xong không bán dược, khách hàng chê". Trong lúc giá tơ ngay tại dịa phương rớt thảm hại, bình quân 27 ngàn dồng/kg, các cơ sở dệt lụa ở dây cắn răng mua tơ từ nơi khác với giá 35 ngàn dồng/kg.

Bạn,

Báo TT ghi nhận rằng phần lớn lượng tơ Duy Xuyên  thường dược  xuất di  các tỉnh phía Bắc, sang Thái Lan, Lào, Cam Bốt. Song từ dầu năm nay, các thị trường không nhập tơ Duy Xuyên. Nguyên nhân do tơ Duy Xuyên là loại tơ làm thủ công nên sợi tơ bở, dễ bị hỏng khi dệt. Lụa dệt từ các loại tơ này phẩm chất thấp, không dứng dược trên thị trường. Sợi tơ này chỉ dùng dệt lụa ngang chứ không dệt dược lụa bền và mịn. Vì thế các cơ sở dệt lụa ở ngay trong vùng trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ nhưng dành... nhập tơ từ nơi khác. Những người trồng dâu, nuôi tằm, người ươm tơ dệt lụa dang bế tắc, loay hoay và chẳng biết tìm ra lối thoát mưu sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.