Hôm nay,  

Lễ Giỗ Tổ Cổ Nhạc

23/09/200700:00:00(Xem: 2926)

Bạn,

Theo báo quốc nội, lễ hội dân gian ở VN hiện nay đang được sự chú ý của nhiều  nhà nghiên cứu nhân  văn, gần đây đã có nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội ra đời. Tuy nhiên cũng còn một số lễ hội rất đặc biệt, nhưng vẫn chưa được sự để ý của các nhà biên khảo, điển hình như Lễ giỗ Tổ cổ nhạc được tổ chức hàng năm tại thị xã Bạc Liêu vào ngày 12 tháng 8 âm lịch. Báo Cần Thơ viết về lễ hội này như sau.

Hàng năm cứ đến tháng 8 âm lịch, các anh chị em trong làng ca nhạc cổ Bạc Liêu chuẩn bị sẵn sàng cho ngày giỗ Tổ. Lễ giỗ Tổ ngày nay được tổ chức đơn giản hơn nhiều so với những thập niên giữa thế kỷ XX trở về trước. Ngày xưa, mỗi năm cứ cách ngày 12 tháng 8 vài hôm thì có một cuộc họp của những nhạc sĩ lão thành để thảo luận về việc tổ chức lễ giỗ Tổ. Nội dung của cuộc họp là sự thống nhất về chương trình hành lễ, các bản nhạc tế lễ, hương đăng trà quả, đồ ăn thức uống; quy định về số tiền đóng góp của các thành viên; cử ra thư ký, thủ quỹ và thành lập các ban: tế lễ, tiếp tân,  tài chính. Chiều ngày mùng 10 tháng 8 người thủ quỹ sau khi nhận niên phí của các thành viên giao tiền lại cho ban tài chính, sáng ngày 11 ban này cử người đi chợ để mua sắm các thứ cần dùng, đêm hôm đó họ bắt đầu nấu nướng và kể như phải thức cả đêm để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ban tế lễ cũng có mặt để chỉ  thị trang trí bàn thờ Tổ, sắp xếp nơi hành lễ, chuẩn bị nơi tiếp khách...

Sáng ngày 12 tháng 8 ban tiếp tân đã có mặt thật sớm, chuẩn bị trà nước sắp đặt bàn ghế, phụ giúp ban tế lễ để dâng cúng hoa quả rượu trà do khách mang tới. Ban tiếp tân còn phụ trách cả việc bưng mâm để tế lễ. Trên bàn thờ Tổ không có ảnh tượng mà chỉ có một bài vị ghi bốn chữ Cổ Nhạc Tổ Sư bằng chữ Hán. Phía trước là một bát hương to, hai bên có bày chân đèn với cặp nến thắp sáng, trên bàn thờ bày ngũ quả và hương hoa, hai bên bàn thờ treo các loại nhạc khí, các loại kèn sáo và cạnh đó là một bộ trống cổ; phía trước bàn thờ là một cái bàn thấp để dọn cúng thức ăn, giữa bàn thường là một con heo quay đỏ chói, phía trước là một khoảng trống lớn có trải đệm hoặc chiếu để tế lễ. Đến 10 giờ bắt đầu hành lễ. Người dự lễ đa số là các nghệ nhân, nghệ sĩ địa phương và một số ít những người hâm mộ. Mọi người đứng thành hình chữ U lớn trước bàn thờ, người chủ tế và các người bồi tế với trang phục áo dài khăn đóng màu xanh, tuần tự bước ra trong tiếng chuông trống liên hồi, bắt đầu thực hiện các nghi thức như: dâng hương, dâng hoa, dâng ngũ quả, dâng bánh, dâng giấy tiền, dâng rượu... sau cùng là đọc văn tế, nội dung của bài văn tế tuyên dương công đức Tổ và cầu cho quốc thái dân an.

Bạn,

Cũng theo báo Cần Thơ, sau khi tế lễ, mọi người lui về vị trí của mình và cùng ngồi xuống. Tiếng nhị cầm (đàn cò) lại lảnh lót vang lên, các loại đàn sáo hòa theo mở đầu một bản nhạc lớn; giữa khói hương nghi ngút một người (đã được chỉ định trước) bước ra quỳ trước bàn thờ Tổ lạy ba lạy, xong lại cất tiếng ca để hòa với điệu đàn. Chấm dứt phần lễ hiến Tổ bằng một hồi trống dài, mọi người đứng dậy nghiêm trang bái Tổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.