Hôm nay,  

Dân Bến Tre Chờ Mưa

28/04/200700:00:00(Xem: 2572)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, một trong số những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hậu quả của nắng hạn khắc nghiệt là Bến Tre. Thiếu nước ngọt và mặn xâm nhập đang làm người dân khốn đốn, tiền mua nước còn tốn hơn tiền mua gạo. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Từ tờ mờ sáng đến tối mịt, trên khắp nẻo đường ở thị trấn Bình Đại và các xã lân cận như: Bình Thới, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước... có hàng chục chiếc xe máy cày kéo rơmooc chở bồn chứa nước loại 2m3 chạy như mắc cửi cung cấp nước cho khắp nơi. 11g trưa, trời nắng như thiêu đốt. Người ta còn dùng cả điện thoại để "alô" xe nước tới như kiểu người thành phố gọi cửa hàng bán nước. Cư dân Trần Thị Sương ở ấp 6, xã Thạnh Phước, đưa cả đứa con nhỏ ra đường ngóng xe nước tới. Chỉ gần chục cái lu chứa nước, giọng chị Sương thiểu não: "Từ hôm tết tới giờ phải đổi từng lu nước. Bây giờ trong nhà chỉ còn một xô nước nhỏ đủ nấu ăn buổi chiều thôi. Tắm rửa coi như... nhịn!". Không chỉ có máy cày chở nước xuôi ngược, trên đường tỉnh ĐT 883 lúc nào cũng có thể bắt gặp từng đoàn xe đạp ba bốn chiếc chở hai can nhựa chứa 60 lít nước ngọt từ một ngôi chùa ở xã Bình Thới tỏa về các xã lân cận.  Cư dân Nguyễn Văn Bông, ở ấp 2, xã Bình Thới, cho biết cứ hai ngày một lần, vợ chồng anh phải dành ra cả buổi chiều đạp xe xuống chùa cách đó gần 2km để chở nước.

Uỷ ban huyện Bình Đại cho biết vào thời điểm này một số xã ven biển như Thạnh Phước, Bình Thới, Đại Hòa Lộc... bị thiếu nước ngọt trầm trọng. Người dân phải đổi nước ngọt bơm thẳng từ giếng khoan lên không qua xử lý với giá 50 ngàn-70 ngànđồng/bồn 2m3. Dù giá nước ngọt rất cao, nhưng không phải ai muốn cũng có. Ở huyện có một số trạm cấp nước, nhưng cũng chỉ cung cấp nước cho khoảng 4,500/33,600 gia đình cư dân của huyện. Tuy nhiên, nguồn nước của hầu hết các trạm cấp nước này hiện cũng bị nhiễm mặn. Khoảng hơn 70% dân Bình Đại đã và đang phải đổi từng can nước ngọt. Một số nơi đổi nước khó khăn quá, nên người dân tận dụng nước giặt quần áo, nước rửa chén lóng phèn cho bò, gà, vịt uống! Một ít gia đình cư dân phải lấy nước từ các giếng tầng nông bị nhiễm sắt, phèn.

Từ Bình Đại ngược về huyện Châu Thành, tới đâu người dân cũng than thở chuyện nước ngọt. "Cả tháng nay nước máy mặn chát không xài được đâu chú ơi!", cư dân Bích Tuyền ở ấp 1, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành mở vòi nước hứng một ca cho phóng viên nếm thử.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ngay tại thị xã Bến Tre, tình hình cũng không khá hơn, người dân cũng đã "sống chung với nước máy bị mặn" từ hơn một tháng nay. Các chuyên viên nông nghiệp tỉnh này cho biết hiện tại nước mặn đã kéo tới huyện Chợ Lách, "vương quốc cây trái" của miền Tây. Trước thực trạng này, chẳng còn đường nào, dân Bến Tre đang ngóng cổ chờ mưa. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.