Hôm nay,  

Chuyện Ở Đất 100 Nghề’

16/04/200700:00:00(Xem: 3277)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong số các tỉnh VN có nhiều làng nghề truyền thống, tỉnh Hà Tây được gọi là đất trăm nghề bởi có số lượng làng nghề nhiều nhất cả VN (411) với đủ loại ngành nghề khác nhau từ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, dệt lụa, dệt len, bánh kẹo, thêu ren, khảm trai... Tuy nhiên, nhiều sản phẩm làng nghề vẫn chưa quẩn quanh nội địa. Sản phẩm làng nghề ở Hà Tây chưa thể đi xa do cách làm ăn cẩu thả của cư dân địa phương.  Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này tại làng lụa Vạn Phúc qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên tìm đến làng dệt lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây) hay còn gọi là lụa Hà Đông, nằm bên con sông Đáy. Hình ảnh đầu tiên nơi cổng làng là dấu tích tấm biển ghi tên làng nghề truyền thống đã bị kẻ gian lấy cắp từ lâu, hở ra một hố trống hoác. Từ nhiều năm qua, làng Vạn Phúc đã trở thành một điểm đến trong nhiều tour du lịch của Hà Nội, Hà Tây và khách du lịch tìm đến đây cũng chỉ mong mua được mảnh lụa được dệt nên từ sợi tơ tằm. Có điều, khách đến chủ yếu chỉ để xem mà mua còn rất dè dặt. Bà Triệu Thị Thực, 68 tuổi, vợ ông Nguyễn Hữu Chỉnh, chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa làng nghề Vạn Phúc, cho biết mỗi năm gia đình bà sản xuất trung bình 6 ngàn mét chủ yếu là loại lụa rẻ tiền từ 18 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng/m và tự sản  xuất, tự tìm nơi tiêu thụ là chủ yếu.

Cũng như nhiều gia đình khác trong làng, bà Thực không thể cho chạy máy hết công suất, nhiều máy dệt phải phủ bạt bỏ không và có khi nghỉ sản xuất cả tháng vì hàng không tiêu thụ được. "Lụa Vạn Phúc chủ yếu vẫn chỉ bán tại chỗ hay đem lên Hà Nội và thi thoảng mới có người mua mang đi nước ngoài hay khách ngoại quốc mua làm quà", bà Thực nói. Vào thời điểm này, lụa Vạn Phúc đang ế ẩm, 50 cửa hàng trong làng lâu lâu mới có khách vào mua, bà Thực bộc bạch: "Nếu không khéo tính, dệt mét lụa ra còn lỗ, còn khéo tính thì cũng được lãi 1 ngàn - 2 ngàn đồng". Phóng viên thắc mắc vì sao dân làng không dệt loại lụa đắt tiền để có lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu khách cao cấp, bà Thực giải thích là do ở làng chỉ có một, hai người dệt được loại tầm se, loại lụa dày dặn, màu không phai và không pha sợi tơ bóng (tơ sa khoáng) nhập từ Trung Quốc; còn lại chủ yếu sản xuất loại lụa rẻ tiền.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, hiện cả làng Vạn Phúc, với 5 ngàn ngườu, có khoảng 1.000 máy dệt (5 triệu đồng/máy), nhưng một nửa trong số đó không thường xuyên hoạt động hoặc đóng máy quanh năm. Theo ông H., một người dệt lụa lâu năm ở Vạn Phúc, nguyên nhân sâu xa dẫn đến làng nghề không phát triển lại xuất phát từ việc sản xuất hàng pha. Ông H. cho biết, một mảnh lụa tơ tằm không pha sợi sa khoáng thấp nhất cũng trên 100 ngàn đồng/m, loại đắt nhất có thể tới 300 ngàn đồng/m, tùy thuộc vào màu sắc, độ dày mỏng, hoa văn. Do ham giá thành rẻ mà hầu hết dân trong làng đều dệt lụa pha sợi sa khoáng (70% - 80%) thay vì sợi tơ tằm và tấm lụa không thể thu hút khách hàng vì mặc rất nóng, bí và phai màu.  "Sản phẩm không hấp dẫn được khách, dẫn tới nhiều máy dệt phải "đắp chiếu", sản phẩm không thể ra khỏi biên giới và không ít gia đình bị phá sản", ông H. rầu rĩ kể như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hóa ra, tài xế xe hàng đường xa ưa xài ma túy là chyện có thiệt. Bản tin VOV kể: Sau 1 tháng đồng loạt kiểm tra, lực lượng nghiệp vụ Công an TPSG và các quận huyện phát hiện 31 tài xế xe container và xe khách dùng ma tuý. Qua đó đã lập biên bản và bàn giao những tài xế này cho công an địa phương quản lý và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Cậu Kim tới rồi, theo báo Tiền Phong: Xe bọc thép hộ tống Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về Hà Nội.
Quan họ tưng bừng lễ hội... Cũng là một độc chiêu của ngành du lịch Việt Nam. Báo Tin Tức kể: Tối 23/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Về miền Quan họ và kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề “Rạng rỡ miền Quan họ”.
Vậy rồi Tết cũng qua... Sau vui chơi mệt nhọc, là kinh doanh mệt nhọc... Báo Doanh Nghiệp VN kể: Tết Kỷ Hợi, người Việt chi 360 tỷ đồng ăn bánh kẹo ASEAN... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bánh kẹo, ngũ cốc từ ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đổ về Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2019 - tháng cao điểm mua sắm bánh kẹo cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Ngoài phố dĩ nhiên là đầy nỗi lo, đủ thứ chuyện bắt cóc, đụng xe, bạo hành... nhưng trong trường học cũng nguy ngập đủ thứ.
Chuyện rất buồn ở cõi này, khi con gái xin chết sớm, vì gia đình khổ quá... Báo Gia Đình Mới kể chuyện tại Hà Nội: Cô gái xin bố được chết vì không có tiền chữa bệnh... Mang một 'án tử' trên đầu do bệnh trọng, cô gái trẻ Nguyễn Trà My (sinh năm 2002, ở tại Kim Ngưu, Hà Nội) trách móc bố sao không để con chết cho thanh thản.
Hà Nội tưng bừng chờ đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un... Thế là, có anh thợ hớt tóc muốn kiểu tóc hai lãnh tụ đi đầy đường phố...
Vậy là bóng đá Việt Nam cũng kiếm được một vị trí đáng kiêng nể, tuy là chưa lên chức vô địch thiên hạ...
Bản tin TTXVN kể về lễ tưởng niệm một nhà thơ lớn: Ngày 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Từ đường Nguyễn Khuyến, thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm 110 năm ngày mất nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị dọn đi... Để dân chúng khỏi tới biểu tình, thắp hương, phản đối Trung Quốc trước tượng đài?
Có thiệt là Thần Tài giúp người cúng kiếng hay không? Hay chỉ là tấm lòng với cõi vô hình thôi, chứ thực tế không có vị nào giúp mình cõi này kiếm tiền?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.