Hôm nay,  

Nỗi Lo Của Dân Miền Tây

03/10/200400:00:00(Xem: 5447)
Bạn,
Khác với mọi năm, sau khi lũ rút, các bờ sông ở miền Tây Nam phần mới bắt đầu mùa sạt lở, năm nay ngay khi lũ vừa về với cường suất cao, tình trạng sạt lở đã diễn ra gay gắt trên nhiều nhánh sông, đe dọa đời sống cư dân và các vườn cây ăn trái. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để đối phó với sạt lở. Báo Lao Động viết như sau.
Trận sạt lở kinh hoàng làm sụp dạt đất dài 40m, sâu vào 10m ven sông Tiền thuộc ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hoà vào đêm 23, rạng sáng 24.9 làm mất tích ghe và xác chị Hồ Thị Duyên. Đã 16 giờ, sau cái đêm kinh hoàng ấy, anh Trần Văn Ga, chồng chị Duyên, người may mắn thoát chết trong trận đất lở vẫn chưa hết hoảng loạn. Nhiều người có mặt bên căn nhà trống lạnh, nghi ngút khói hương của anh Ga không kềm được nước mắt trước nỗi đau mất mát của gia đình chị Duyên.
Còn ở vùng đầu nguồn tỉnh Tiền Giang, hiện nay, lũ chưa về với cường suất lớn nhưng một số tuyến đê bao đang có hiện tượng sạt lở. Ghi nhận của chúng tôi ngày 23.9 trên tuyến đê Nguyễn Văn Tiếp đoạn từ nhà thờ Bằng Lăng về chợ Thiên Hộ, đoạn đê chừng hơn 1km có đến trên chục chỗ bị sạt lở. Có chỗ sạt lở sâu cả 3m. Mặt đê vì thế có chỗ còn không đầy 1m ngang.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp An Giang, Vĩnh Bường, Vĩnh Hoà là nơi có tốc độ sạt lở bờ sông cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, đây không phải là điểm nóng duy nhất. Hàng chục năm qua, tình trạng sạt lở ven sông Tiền, sông Hậu đã liên tục đe doạ đời sống người dân đầu nguồn lũ. Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ An Giang cho biết: "Nếu năm 1999, ngành chức năng phát hiện toàn tỉnh có 31 điểm nguy cơ sạt lở thì đến 2004 con số này tăng lên 50 điểm ở 7/11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Trong đó có đến 40 điểm ở mức báo động nguy hiểm và gần nguy hiểm".Đây cũng là thực trạng chung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả công trình nghiên cứu về sạt lở đất bờ sông miền Tây năm 2004 của Bộ Khoa học-Công nghệ, đến năm 2005 toàn vùng có đến 97 điểm và khu vực nóng về xói lở ven sông. Mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở bờ sông gồm yếu tố dòng chảy, khí hậu-thuỷ văn, địa chất, hoạt động khai thác tài nguyên và vật liệu lòng dẫn.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: trên cơ sở những dự báo tình hình diễn biến lũ và lịch thuỷ triều năm 2004, Ban phòng chống lụt bảo giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Tiền Giang có nhận định, đỉnh lũ nơi đây sẽ xuất hiện từ 15 đến 17.10. Đây là thời kỳ triều cường nếu kết hợp mưa lớn trên diện rộng thì công tác phòng chống lũ lụt sẽ trở nên khó khăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.