Hôm nay,  

Sinh Viên Nghèo Kiếm Sống

12/02/200700:00:00(Xem: 3602)

Sinh Viên Nghèo Kiếm Sống

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại tỉnh Đồng Nai, rất nhiều sinh viên hiện đang theo học các trường đại học, Cao đẳng trang trí mỹ thuật, cao đẳng sư phạm  và một số trường trung học nghề  phải tự kiếm sống để trang trải một phần hoặc toàn bộ chi phí sinh hoạt và học tập. Ngoài giờ học, nhiều sinh viên đã phải bươn chải làm thêm đủ thứ nghề, từ việc phụ quán, bán hàng đến gia sư, tiếp thị... Những sinh nghèo này phải bươn chải làm thêm không chỉ có tiền lo việc học mà còn giúp gia đình. Báo Đồng Nai ghi nhận về cuộc mưu khốn khó của sinh của những là nhu cầu tự rèn luyện và khẳng định mình.

Có lẽ "nghề" làm thêm được nhiều sinh viên cả nam, lẫn nữ chọn nhất là phụ bàn tại các nhà hàng, quán ăn V.C.H., sinh viên khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Lạc Hồng hiện đang phụ bàn cho nhà hàng C.D đã hơn một năm nay với thu nhập 500 ngàn đồng/ tháng - một số tiền mà ở quê mẹ H phải vất vả dành dụm đến 4 tháng mới có được để gửi lên cho H. sống và học hành. H. cho biết: "Công việc phụ bàn bắt đầu từ 17 giờ đến 23 giờ. Được cái chủ nhà hàng đối xử tốt với sinh viên, ngoài bữa ăn tối, có khi còn đồ ăn dư, ông cho sinh viên mang về". Theo H. và một số sinh viên khác đang làm thêm "nghề" phụ bàn tại những quán ăn, sở dĩ nhiều sinh viên chọn nghề này vì: thời gian làm việc không đụng giờ lên lớp; yêu cầu của "nghề" cũng đơn giản và tiền lương cũng kha khá, đủ để trang trải tiền nhà trọ và dành dụm một phần đóng học phí.

Còn một số sinh viên Trường Cao đẳng Trang trí Mỹ thuật (CĐTTMT) Đồng Nai thường chọn những việc gần gũi với nghề mình đang học. Nhiều sinh viên theo học các ngành đồ họa đã tập tễnh tiếp cận nghề ngay từ năm thứ nhất. H.N.T., sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện của Trường CĐTTMT đã có chân làm thêm tại một cơ sở tư nhân chuyên thiết kế mẫu và thực hiện các bảng hiệu, bảng quảng cáo ở gần trường. T. cho biết: "Chủ cơ sở trước đây cũng là giáo viên của trường. Làm việc ở đây, bọn em vừa làm, vừa học thêm kinh nghiệm của thầy. Do chỗ thầy có nhiều hợp đồng nên bọn em làm không hết việc. Thu nhập mỗi tháng ít cũng 300 ngàn đồng, nhiều thì hơn một triệu. Có việc làm thêm ổn định, bọn em không có nhiều thời gian rảnh rỗi để la cà hư hỏng".

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, trong tiến trình bươn chải với cuộc sống, va chạm với nghề, nhiều sinh viên đã dần tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên xác định làm thêm chỉ là phụ, thì có một số sinh viên đã quá chú tâm vào việc kiếm tiền, dẫn đến việc lơ là chuyện học, thậm chí bỏ cả  học để mưu sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.